Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các thuốc kháng histamin chống dị ứng

Các thuốc này có tác dụng điều trị các triệu chứng dị ứng như mày đay, ngứa, hắt hơi và chảy nước mũi, viêm kết mạc dị ứng.

Ngoài ra, còn được dùng để chữa ngứa trong một số bệnh ngoài da (eczema), điều trị dị ứng do thuốc, thức ăn, côn trùng đốt, một số triệu chứng trong sốc phản vệ và phù mạch.

Một số thuốc thường gặp

Chlopheniramin: Thuốc được dùng trong viêm mũi dị ứng, mày đay, viêm mũi vận mạch, viêm kết mạc, phù Quincke, dị ứng thuốc hoặc thức ăn, côn trùng đốt, ngứa. Là thuốc bổ trợ trong điều trị cấp cứu sốc phản vệ và phù mạch.

Các trường hợp quá mẫn với clophenamin và các thành phần của thuốc, cơn hen cấp, phì đại tuyến tiền liệt, glôcôm góc hẹp, tắc bàng quang, hẹp môn vị, trẻ sơ sinh và trẻ đẻ thiếu tháng không được dùng. Thuốc có thể làm tăng nguy cơ bí tiểu tiện ở người phì đại tuyến tiền liệt.

Tác dụng an thần tăng lên khi uống rượu và dùng kèm các thuốc an thần khác. Thuốc gây buồn ngủ, chóng mặt. Thận trọng với người trên 60 tuổi, khi lái xe và vận hành máy móc, đòi hỏi phải tỉnh táo.

Alimemazin: Dùng trong trường hợp dị ứng đường hô hấp (viêm mũi dị ứng, hắt hơi, sổ mũi) và dị ứng ngoài da (mày đay, phù Quincke, mẩn ngứa), nôn thường xuyên ở trẻ em, mất ngủ ở người lớn và trẻ em, trạng thái sảng rượu cấp (do cai rượu), tiền mê trước phẫu thuật.

Thận trọng dùng với người cao tuổi (vì rất dễ bị giảm huyết áp thế đứng, đặc biệt khi thời tiết rất nóng hoặc rất lạnh gây nguy cơ tăng hoặc hạ nhiệt, gây buồn ngủ; không dùng thuốc cùng với rượu hoặc các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác. Uống thuốc trước khi đi ngủ.

Tùy từng trường hợp dị ứng mà có các loại thuốc kháng histamin khác nhau (Ảnh: Internet)

Tác dụng không mong muốn thường gặp: mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt nhẹ, khô miệng, đờm đặc. Nguy cơ ngừng hô hấp, thậm chí gây tử vong đột ngột ở trẻ em. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này phụ thuộc vào liều dùng và thời gian điều trị.

Cetirizin hydroclorid: Chỉ định các thể viêm mũi dị ứng, mày đay, phù Quincke (giống chlopheniramin), có tác dụng kéo dài. Tuy nhiên thuốc cũng gây ngủ gà, mệt, khô miệng, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn. Các biểu hiện như chán hoặc thèm ăn, bí tiểu, tăng tiết nước bọt ít gặp.

Loratadin: Chỉ định giống chlopheniramin, có tác dụng kéo dài. Không hoặc ít gây buồn ngủ. Các phản ứng phụ thường gặp như đau đầu, khô miệng, chóng mặt, khô mũi, hắt hơi, viêm kết mạc, trầm cảm, loạn nhịp nhanh trên thất, trống ngực, buồn nôn, rối loạn kinh nguyệt, nổi mày đay, sốc phản vệ. Cần dùng liều thấp nhất có hiệu quả.

Promethazin: Chỉ định trong các bệnh dị ứng mày đay, phù Quincke, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt, mẩn ngứa, an thần điều trị say tàu xe, chống nôn, dùng làm thuốc tiền mê.

Thuốc có tác dụng giống atropin: làm cho dịch phế quản quánh, khô miệng, rối loạn điều tiết thị giác, táo bón, bí đái, lú lẫn hoặc kích thích ở người cao tuổi. Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi.

Việc lựa chọn kháng histamin nào cần phải dựa vào mục đích điều trị, tác dụng phụ và giá tiền của thuốc phù hợp với điều kiện kinh tế của người bệnh.

DS. Hoàng Thu - Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm