Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nấc cục ở trẻ em

Sự co thắt của cơ hoành cùng với sự đóng nhanh của dây thanh quản là nguyên nhân gây ra nấc cục. Sự đóng dây thanh quản nhanh là nguyên nhân gây ra âm thanh khi nấc cục.

Do nấc cục thường làm phiền người trưởng thành, và cả trẻ nhỏ nữa, nhưng trẻ nhỏ thường không bị ảnh hưởng nhiều bởi những cơn nấc cục. Rất nhiều trẻ có thể vẫn ngủ ngon trong khi bị nấc cục mà không bị gián đoạn giấc ngủ. Nấc cục rất hiếm khi gây cản trở hoặc ảnh hưởng đến việc thở của trẻ.

Nguyên nhân của chứng nấc cục ở trẻ sơ sinh

Nấc cục ở trẻ sơ sinh có nguyên nhân gây ra do cơ hoành bị kích thích, đa phần xảy ra khi trẻ đang được cho ăn. Không phải lúc nào nguyên nhân gây nấc cục ở trẻ sơ sinh cũng rõ ràng. Một nhà nghiên cứu cho rằng, nấc cục ở trẻ em có thể được coi là một biện pháp hỗ trợ giúp trẻ có thể ợ.

Nấc cục thường rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, và thường không ảnh hưởng đến trẻ. Nấc cục thời gian ngắn ở trẻ sơ sinh hoặc người trưởng thành thường sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, có một số giải pháp áp dụng tại nhà có thể làm giảm chứng nấc cục.

Nghỉ ngơi và…ợ

Sau khi cho trẻ ăn, hãy để cho trẻ nghỉ ngơi và ợ để trẻ có thể “tống” cơn nấc cục ra ngoài. Việc ợ có thể sẽ giúp loại bỏ được lượng hơi và khí thừa trong đường tiêu hóa, cũng chính là nguyên nhân gây nấc cục. Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ khuyên rằng, sau khi cho trẻ bú bình khoảng 60-90 ml, bạn nên để cho bé ợ.

Mẹo: Xoa hoặc vỗ nhẹ vào phía sau lưng của bé khi bị nấc cục. Không vỗ mạnh hoặc tác động quá mạnh vào lưng của bé trong những trường hợp này.

Ngậm núm vú giả

Không phải lúc nào cơn nấc cục của trẻ cũng bắt đầu từ việc cho ăn. Khi trẻ bắt đầu tự nấc cục, hãy để trẻ ngậm núm vú giả. Việc này sẽ giúp thư giãn cơ hoành và giúp giảm các cơn nấc cục.

Để cơn nấc tự hết

Trong đa số các trường hợp, cơn nấc cục của bạn sẽ tự hết. Nếu những cơn nấc cục này không làm phiền trẻ, bạn có thể cứ để như vậy mà không cần áp dụng một biện pháp nào cả, cơn nấc có thể tự biến mất.

Nếu bạn không can thiệp và cơn nấc cục của bạn không tự biên mất, hãy để bác sỹ của trẻ biết. Mặc dù rất hiếm gặp, nhưng đôi khi, nấc cục cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Sử dụng grip water

Grip water là sự kết hợp của một vài loại thảo mộc và nước, được cho là có tác dụng với chứng đau bụng colic và các khó chịu khác ở đường ruột. Nếu bạn cảm thấy trẻ khó chịu vì bị nấc cục, bạn có thể thử cho trẻ dùng grip water.

Các loại thảo mộc có trong grip water có thể rất khác nhau. Có thể bao gồm gừng, thì là, hoa cúc, và quế. Mặc dù grip water không được chứng minh là có tác dụng với chứng nấc cục ở trẻ nhỏ, nhưng sử dụng grip water khi trẻ bị nấc cục là giải pháp được coi là gây ra khá ít nguy cơ. Tuy nhiên, trước khi bạn áp dụng bất kỳ một giải pháp nào mới với trẻ, bạn nên trao đổi với bác sỹ nhi khoa.

Khi nào chứng nấc cục ở trẻ khiến bạn lo ngại và phải đến gặp bác sỹ?

Nấc cục được coi là bình thường ở trẻ dưới 12 tháng. Nấc cục thậm chí có thể xảy ra khi em bé vẫn còn đang ở trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, nếu trẻ nấc cục quá nhiều, đặc biệt là nếu trẻ khó chịu hoặc bị kích động khi nấc cục, bạn nên nói chuyện với bác sỹ của trẻ. Đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề khác về sưc skhỏe.

Nếu cơn nấc cục làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ, hoặc nếu tình trạng nấc cục tiếp tục xảy ra  sau khi trẻ được 1 tuổi, bạn cũng nên trao đổi với bác sỹ.

Các bác sỹ thường sẽ khuyên rằng, bạn hãy để cơn nấc của trẻ tự qua đi mà không nên thử bất cứ cách nào. Những cách như làm trẻ giật mình hoặc tác động vào lưỡi của trẻ không nên được áp dụng vì có thể không có tác dụng mà còn gây hại cho trẻ.

Dự phòng nấc cục

Có rất nhiều cách để dự phòng nấc cục. Tuy nhiên, rất khó để dự phòng được hoàn toàn những cơn nấc cục của trẻ vì nguyên nhân gây nấc cục không phải lúc nào cũng rõ ràng. Một số cách bạn có thể thử áp dụng để dự phòng nấc cục bao gồm:

  • Đảm bảo rằng khi trẻ được cho ăn, trẻ đang ở trong trạng thái bình tĩnh và thư giãn, không bị kích động. Điều này có nghĩa là bạn không nên đợi đến lúc trẻ quá đói, kêu khóc thì bạn mới cho trẻ ăn mà hãy cho trẻ ăn trước đó một chút.
  • Sau khi cho trẻ ăn, tránh thực hiện các hoạt động nặng với trẻ, ví dụ như tung trẻ lên xuống hoặc các hoạt động cần nhiều năng lượng.
  • Sau mỗi bữa ăn, giữ trẻ ở tư thế thẳng trong khoảng từ 20-30 phút.
Triển vọng

Nguyên nhân chính xác của tất cả các cơn nấc cục ở trẻ không phải lúc nào cũng rõ ràng. Tuy nhiên, miễn là trẻ dưới 1 tuổi, trẻ không nôn mửa khi bị nấc cục và cơn nấc cục không ảnh hưởng quá nhiều đến trẻ, thì nấc cục chỉ đơn thuần là một phần tất yếu của sự phát triển.

Những cơn nấc cục sẽ dần dần biến mất khi trẻ tròn 1 tuổi. Tuy nhiên, nếu nấc cục vẫn diễn ra sau thời điểm này, hoặc nếu trẻ khó chịu, quấy khóc khi bị nấc cục, hãy trao đổi với bác sỹ để loại trừ các nguyên nhân khác có thể xảy ra.

Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm