Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ngộ độc clo

Clo là một loại hóa chất có thể ngăn chặn vi khuẩn phát triển ở trong những vùng nước lặng. Clo thường được sử dụng để khử trùng nước thải và chất thải công nghiệp. Clo cũng là một loại thành phần hoạt chất có trong một số sản phẩm vệ sinh.

Ngộ độc clo xảy ra khi bạn nuốt hoặc hít phải clo. Clo sẽ phản ứng với nước, bao gồm cả nước trong hệ tiêu hóa, để hình thành axit clohydric (HCl) và axit hypocloric (HClO). Cả hai loại chất này đều rất độc đối với con người.

Dạng clo quen thuộc nhất đối với mọi người chính là clo được sử dụng để khử trùng nước bể bơi. Tuy nhiên, đa số các trường hợp ngộ độc clo là hậu quả của việc nuốt phải các sản phẩm vệ sinh nhà cửa, chứ không phải nước bể bơi. Một số sản phẩm vệ sinh nhà cửa và các chất có chứa clo bao gồm:

  • Các viên clo được sử dụng trong bể bơi
  • Nước bể bơi
  • Các sản phẩm vệ sinh nhà cửa loại nhẹ
  • Các loại thuốc tẩy
Triệu chứng ngộ độc clo

Ngộ độc clo có thể gây ra các triệu chứng trên toàn cơ thể. Các triệu chứng của hệ hô hấp bao gồm khó thở và hình thành dịch trong phổi. Các triệu chứng ở hệ tiêu hóa bao gồm:

  • Nóng rát ở miệng
  • Sưng phù họng
  • Đau họng
  • Đau bụng
  • Nôn mửa
  • Có máu trong phân
  • Phơi nhiễm với clo còn có thể gây tổn thương hệ tuần hoàn. Các triệu chứng của hệ tuần hoàn bao gồm:
  • Sự thay đổi về cân bằng pH trong máu
  • Tụt huyết áp
  • Tổn thương mắt nghiêm trọng, bao gồm nóng rát và kích ứng mắt. Trong những trường hợp nhặng nhất, có thể sẽ bị mất thị lực tạm thời
  • Tổn thương da, có thể để lại hậu quả là tổn thương mô, bỏng và kích ứng da.

Chẩn đoán ngộ độc clo

Ngộ độc clo rất phổ biến, do vậy việc chẩn đoán thường không khó. Trong một số trường hợp, trẻ em có thể đã ăn/uống phải các sản phẩm vệ sinh có chứa clo. Trường hợp này sẽ khó chẩn đoán hơn, vì đôi khi, trẻ quá nhỏ và không thể nói cho bạn hoặc bác sỹ biết trẻ đang cảm thấy như thế nào. Nếu trẻ xuất hiện bất cứ triệu chứng nào của việc ngộ độc clo, hãy đưa trẻ đến bệnh viện hoặc đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.

Điều trị

Nếu bạn hoặc trẻ có thể đã tiếp xúc với clo, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Đừng cố giảm tình trạng nôn mửa, trừ khi có sự hướng dẫn của bác sỹ và nhân viên y tế. Nếu bạn tiếp xúc với clo ở ngoài da hoặc bị dây vào mắt, hãy xối sạch vùng da/mắt đó dưới dòng nước chảy trong ít nhất 15 phút. Nếu bạn vô tình nuốt phải clo, hãy uống sữa và nước ngay lập tức, trừ khi bạn bị nôn mửa hoặc co giật. Nếu bạn hít phải khí clo, hãy tìm nơi có không khí trong lành càng sớm càng tốt. Tìm một địa điểm ở địa hình cao nhất có thể sẽ giúp ích cho bạn vì clo nặng hơn không khí.

Các bác sỹ hoặc nhân viên y tế sẽ muốn biết những  thông tin sau để điều trị tình trạng ngộ độc clo hiệu quả hơn:

  • Tuổi
  • Cân nặng của bạn
  • Tiền sử bệnh tật của bạn
  • Sản phẩm bạn đã phơi nhiễm
  • Lượng clo bạn đã tiêu thụ
  • Thời gian phơi nhiễm với clo
Một khi bạn đã được đưa vào phòng cấp cứu, nhân viên y tế sẽ đo lường và kiểm soát các dấu hiệu sinh tồn của bạn, bao gồm mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở. Bác sỹ cũng có thể sẽ cho bạn sử dụng một trong số các phương pháp sau để làm giảm triệu chứng và loại bỏ clo ra khỏi cơ thể:
  • Than hoạt tính
  • Thuốc
  • Dịch truyền tĩnh mạch
  • Thở oxy

Bạn cũng có thể yêu cầu sử dụng ống thở nếu bạn gặp vấn đề về khó thở. Bác sỹ cũng có thể sử dụng những công cụ đặc biệt để soi vùng họng và xác định xem liệu khí quản và phổi của bạn có bị bỏng nặng hay không. Bạn cũng có thể sẽ phải luồn một ống thông vào dạ dày để dẫn toàn bộ dịch trong dạ dày ra ngoài.

Nhân viên y tế cũng có thể sẽ rửa sạch vùng da tiếp xúc với clo trong vòng vài giờ. Nếu da bị tổn thương nghiêm trọng, thì rất có thể bạn sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ vùng da bị ảnh hưởng.

Hồi phục sau ngộ độc clo

Ngộ độc clo có thể để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng với cơ thể. Triển vọng hồi phục phụ thuộc vào lượng clo bạn đã nuốt hoặc hít phải và bạn được điều trị/cấp cứu sớm hay muộn. Bạn sẽ có cơ hội hồi phục hoàn toàn nếu bạn nhận được những chăm sóc y tế kịp thời.

Dự phòng ngộ độc clo

Hãy tuân thủ các quy tắc để bảo quản clo. Bảo quản các sản phẩm có chứa clo trong tủ có khóa hoặc trong ngăn kéo để trẻ nhỏ không thể tiếp xúc được với những sản phẩm này.

Bình luận
Tin mới
  • 25/01/2025

    Cà phê nóng hay cà phê lạnh tốt cho sức khỏe hơn?

    Nhiều người bắt đầu ngày mới bằng một tách cà phê, có người thích uống cà phê nóng nhưng có người lại thích uống cà phê lạnh, vậy loại nào tốt hơn?

  • 25/01/2025

    Tết khỏe mạnh cho người cao tuổi

    Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt, là thời điểm gia đình sum họp, quây quần bên nhau sau một năm dài lao động vất vả. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi, đây cũng là thời điểm cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe và tinh thần luôn vui tươi, thoải mái.

  • 24/01/2025

    Ngày Tết, ăn dưa hành muối thế nào để tốt cho sức khỏe?

    Dưa hành muối là một trong những món ăn giúp kích thích tiêu hóa, giúp tiêu thụ, chuyển hóa các chất béo từ thực phẩm, nhất là trong dịp Tết. Tuy nhiên nên ăn thế nào để ngon miệng và tốt cho sức khỏe là điều cần lưu ý.

  • 24/01/2025

    Mẹo đối phó với căng thẳng ngày Tết - Tận hưởng không khí lễ hội mà không lo ảnh hưởng sức khỏe

    Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam, là khoảng thời gian để sum họp gia đình, gặp gỡ bạn bè và thư giãn sau một năm dài làm việc vất vả. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui và sự háo hức, ngày Tết cũng có thể mang đến những áp lực và căng thẳng nhất định.

  • 23/01/2025

    Ăn cà rốt có tốt cho người bệnh đái tháo đường không?

    Với màu sắc hấp dẫn, hương vị ngọt thanh, cà rốt có tác dụng tô điểm cho nhiều món ăn và còn là 'siêu thực phẩm' chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nghiên cứu mới phát hiện tiềm năng rất có lợi của cà rốt đối với người bệnh đái tháo đường.

  • 23/01/2025

    7 cách tăng nồng độ kali trong cơ thể

    Những cơn chuột rút đột ngột và đau đớn là một trong những hậu quả có thể xảy ra của tình trạng thiếu kali. Các dấu hiệu khác cho thấy lượng kali của bạn có thể thấp bao gồm mệt mỏi, yếu cơ hoặc co giật, ngứa ran hoặc tê liệt. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn cũng có thể bị nhịp tim không đều hoặc hồi hộp.

  • 22/01/2025

    Chế độ ăn cho người mắc hội chứng Marfan

    Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý sức khỏe tổng thể và giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho người mắc hội chứng Marfan - bệnh rối loạn di truyền ảnh hưởng nhiều cơ quan gan, thận...

  • 22/01/2025

    7 lý do để tập thể dục ngoài trời và cách bắt đầu

    Cho dù bạn chạy quanh công viên gần nhà, chèo thuyền dọc bờ hồ hay đi bộ trên đường mòn gần nhà, tập thể dục ngoài trời đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Sau đây là thông tin chi tiết về lý do tại sao tập thể dục ngoài trời lại tốt cho bạn, một số bài tập tuyệt vời khi thực hiện ngoài trời và mẹo để bắt đầu.

Xem thêm