Qua 2 năm, nghiên cứu cho thấy sự tiếp xúc với ánh sáng có liên hệ chặt chẽ với tăng mỡ bụng, ngoại trừ các nguyên nhân khác như lượng calo nạp vào, tập luyện và thời gian đi ngủ và thức dậy.
“Kết quả của chúng tôi khá hợp lí do con người tiến hóa dưới điều kiện ánh sáng ban ngày và ít hơn vào ban đêm” theo như bác sĩ Kenji Obayashi thuộc trường đại học y Nara cho biết. Đây là bằng chứng đầu tiên ở con người cho thấy làm gián đoạn nhịp sinh học (đồng hồ bên trong cơ thể) với một một mô hình khác của sự tiếp xúc với ánh sáng liên quan đến nguy cơ béo phì. “Ngoài ra, kết quả của chúng tôi bổ sung chi tiết vào hiểu biết trước đây về liên hệ giữa ca làm việc và nguy cơ béo phì”
Các nhà nghiên cứu đo trực tiếp sự tiếp xúc với ánh sáng xung quanh với dụng cụ đo ánh sáng ở cổ tay trong thời gian 2 ngày ở 1.110 người tham gia nghiên cứu với độ tuổi trung bình là 72. Họ cũng đo chu vi vòng bụng, chiều cao và cân nặng cơ thể và bộ câu hỏi đánh giá hút thuốc, uống rượu và địa vị kinh tế xã hội. Những sự đánh giá này được lặp lại trung bình sau 21 tháng.
Tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu, 138 người bị béo bụng được các nhà nghiên cứu định nghĩa là có tỉ lệ vòng bụng và chiều cao là 0,6 hoặc cao hơn. 972 người còn lại không mắc béo bụng.
Nhóm nghiên cứu đo lượng ánh sáng tiếp xúc theo đơn vị Lux, một đơn vị dựa trên sự nhận thức của cơ thể với độ chói sáng. Ví dụ, lượng ánh sáng ngoài trời trong một ngày quang trời là khoảng 11.000 lux trong khi đó vào lúc hoàng hôn chúng chỉ khoảng 11 lux. Trong nhà, ngay cạnh của sổ vào một ngày quang đãng, lượng ánh sáng có thể khoảng 1.000 lux trong khi khu vực bên trong nhà cách xa cửa sổ chỉ khoảng 25-50 lux.
Những người tiếp xúc với ánh sáng ở mức độ 3 lux hoặc hơn vào chiều muộn và trong suốt buổi tối có xu hướng tăng kích thước vòng bụng. Ngược lại, những người dành nhiều thời gian tiếp xúc với ánh sáng 500 lux hoặc nhiều hơn vào buổi sáng có xu hướng giảm vòng bụng.
Sự tăng chỉ số khối lượng cơ thể BMI, một chỉ số đánh giá mối liên hệ giữa cân nặng và chiều cao, cũng liên quan với sự tiếp xúc vào buổi chiều và tối với ánh sáng cường độ cao, theo như kết quả của Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism
“Sự tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo trong suốt buổi tối liên quan đến tăng nguy cơ béo phì” Bác sĩ Charles Czeisler cho biết.
Tiếp xúc với ánh sáng trong suốt giờ đầu tiên và cuối cùng của giấc ngủ liên quan chặt chẽ với việc tăng cân, trong khi nhiều ánh sáng mặt trời ban ngày liên quan đến việc giảm cân.
Nghiên cứu mới chỉ thu thập dữ liệu ánh sáng trong 2 ngày, có thể không thể đại diện cho tất cả mọi người, và có thể rằng những người bật đèn sáng cả đêm có những biểu hiện này do họ đang ăn, nhưng kết quả vẫn rất thú vị.
Tiếp xúc với ánh sáng không hợp lí có thể thay đổi mô hình tiết melatonin, một loại hormone liên quan đến sự tiêu thụ năng lượng.
“Từ quan điểm nhịp không thẳng hàng, nguồn ánh sáng với bước sóng ngắn (ánh sáng xanh) có ảnh hưởng nhiều hơn đến nhịp sinh học của con người. Chính vì thể sử dụng những nguồn ánh sáng này vào buổi chiều/tối có thể làm tăng khả năng béo phì.”
Những người trẻ thường nhạy cảm hơn với ánh sáng xung quanh hơn người già, chính vì thế nó có nhiều ảnh hưởng lên họ hơn.
Cố gắng để tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng ban ngày và giảm lượng ánh sáng nhân tạo từ tivi, điện thoại và đèn phòng ngủ có thể giúp phòng ngừa béo phì.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.