Gân gót hoạt động quá nhiều có thể gây viêm dẫn đến đau và sưng. Tình trạng này khác với một bệnh phổ biến khác ở gân asin gọi là gân gót bất thường. Bệnh nhân như vậy bị sưng gân asin mãn tính và đau do thoái hóa, soi kính hiển vi thấy các giọt chất dịch trong các gân.
Gân gót là gân lớn nhất trong cơ thể. Một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến các vấn đề ở gân gót là sự cung cấp máu hạn chế đến gân. Do lượng máu cung cấp là hạn chế nên việc hồi phục chấn thương có thể diễn ra khá chậm và khó khăn. Hầu hết lưu lượng máu đến gân đến từ các cơ bắp trên gân (cơ sinh đôi và cơ dép cẳng chân) và từ xương dưới gân (các xương gót). Giữa 2 vùng đó là gân gót và một khu vực đầu nguồn điển hình của dòng máu mà chỉ vận chuyển một lượng hạn chế oxy và các chất dinh dưỡng đến gân.
Nguyên nhân
2 yếu tố quan trọng liên quan đến sự tiến triển của bệnh viêm gân gót là:
Các yếu tố khác liên quan đến viêm gân gót là sự thay đổi giày dép thường xuyên và thay đổi lịch trình tập luyện thể dục hằng ngày. Thông thường những vận động viên chạy cự li dài sẽ có các triệu chứng của viêm gân gót sau khi họ tăng chiều dài quãng đường chạy hoặc tăng thời gian tập luyện.
Khi tuổi càng cao thì gân cũng như các mô cơ thể khác sẽ trở nên kém linh hoạt đi, cứng nhắc hơn và nhạy cảm hơn với chấn thương. Vì vậy, các vận động viên tuổi trung niên là những người dễ bị tổn thương nhất bởi bệnh viêm gân gót.
Triệu chứng chính của bệnh viêm gân gót là cảm giác đau ở sau gót chân.
Cơn đau thường đặc biệt nổi bật ở vùng cách 2-4 cm phía trên đoạn gân gắn với gót chân. Ở vị trí này, còn gọi là vùng đầu nguồn của gân, sự cung cấp máu hạn chế đến gân làm cho vùng này trở nên nhạy cảm hơn. Các dấu hiệu thường thấy của viêm gân bao gồm:
Các bệnh nhân bị viêm gân gót thường gặp phải các cơn đau rõ rệt sau một thời gian không hoạt động thể chất. Do vậy bệnh nhân có thể bị đau sau khi đi bộ vào buổi sáng và khi đứng dậy sau khi ngồi quá lâu. Họ cũng bị đau khi tham gia một số hoạt động như chạy nhảy. Cơn đau ở gân gót do tập luyện là triệu chứng nổi bật nhất khi thực hiện chống đẩy hoặc nhảy bật.
Chụp X quang thường được sử dụng với bệnh nhân bị viêm gân gót, nhưng là để đánh giá các bệnh khác có thể xuất hiện ở họ. Thông thường chụp cộng hưởng từ là cần thiết để đánh giá một bệnh nhân có dịch trong lòng gân.
Nếu cần phải sử dụng phương pháp phẫu thuật để chữa trị thì chụp cộng hưởng từ rất có ích trong việc lên kế hoạch và đánh giá sau này. Chụp cộng hưởng từ có thể giúp bác sĩ xác định được vị trí và mức độ tổn thương gân. Gần đây siêu âm cũng được tăng cường sử dụng bởi xét nghiệm này tiến hành rất nhanh và dễ dàng, từ đó bác sĩ xem xét được tình trạng và lượng chất dịch có ở gân gót.
Điều trị
Điều trị viêm gân gót cần bắt đầu bằng việc cho gân được nghỉ ngơi để tình trạng viêm được giảm bớt. Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn, việc nghỉ ngơi hoàn toàn là cần thiết với việc dùng nạng hoặc bó bột cố định mắt cá chân. Ngoài ra còn một số cách điều trị khác như dùng đá lạnh, thuốc, tiêm và phẫu thuật.
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.