Khớp gối là một khớp phức hợp, lớn và chịu toàn bộ tải trọng của cơ thể. Vì được cấu tạo phức tạp, bởi nhiều thành phần, có tầm hoạt động lớn, nên khớp gối rất dễ bị tổn thương. Mỗi khi bị chấn thương, thường gây tổn thương nhiều thành phần của khớp. Sụn chêm là một trong những thành phần quan trọng của khớp và dễ bị tổn thương nhất. Rách sụn chêm thường gặp trong tai nạn giao thông, chấn thương thể thao...
Vai trò của sụn chêm
Phân phối lực đều lên khớp gối, tạo sự vững chắc cho khớp; phân bố đều hoạt dịch bôi trơn và dinh dưỡng sụn khớp, tránh cho bao khớp và màng hoạt dịch không bị kẹt vào khe khớp. Khớp gối chịu 5-6 lần trọng lượng cơ thể trong khi bước. Khớp gối còn sụn chêm có khả năng hấp thụ lực và giảm xóc cao hơn 20% so với khớp gối đã bị cắt sụn chêm.
Dựa vào tính chất cấp máu, sụn chêm chia ra 3 vùng:
Vùng giàu mạch máu nuôi: Chiếm 1/3 ngoài (bờ bao khớp), vùng này có đầy đủ mạch máu nuôi, rách vùng này dễ phục hồi nếu phát hiện sớm và điều trị đúng.
Vùng trung gian: Ở 1/3 giữa, mạch máu bắt đầu giảm dần, tổn thương có thể lành khi điều trị đúng nhưng kết quả thấp hơn vùng 1/3 ngoài.
Vùng vô mạch: 1/3 trong (bờ tự do), không có mạch nuôi, rách ở đây không có khả năng phục hồi, thường phải cắt bỏ phần rách.
Các hình thái rách sụn chêm
Sụn chêm rách theo nhiều kiểu khác nhau. Mô tả dựa vào hình thái rách và vị trí rách. Thường gặp là rách dọc, rách ngang, rách hình nan hoa, hình vạt, hình mỏ, hình quai vali và rách phức tạp. Theo vị trí: rách sừng trước, sừng sau, thân; rách vùng vô mạch, vùng có mạch nuôi.
Nguyên nhân - cơ chế rách
sụn chêm
Ở người trẻ: Rách sụn chêm thường xảy ra đột ngột sau một chấn thương trong trạng thái gối gấp (ngồi xổm) đồng thời chân bị vặn xoắn, thường gặp trong chấn thương thể thao, tai nạn giao thông.
Ở người có tuổi: Rách sụn chêm thường do thoái hóa. Bệnh nhân ngồi ghế và đứng lên đột ngột trong tư thế bất lợi, chân hơi vặn, cũng có thể gây rách sụn chêm. Rách sụn chêm ở người già thường kèm theo bong và mòn sụn khớp.
Những dấu hiệu rách sụn chêm
Có thể nghe tiếng “nổ” khi sụn chêm rách. Hầu hết bệnh nhân vẫn bước đi bình thường, cầu thủ bóng đá vẫn chơi hết trận ngay sau rách sụn chêm. Tuy nhiên, khoảng 2-3 ngày sau gối dần dần sưng lên và cảm giác mất linh hoạt gối.
Các triệu chứng thường gặp của rách sụn chêm: đau gối; sưng và hạn chế vận động gối; khớp gối bị kẹt, hoặc có tiếng lục cục trong khớp khi vận động; gối không thể gấp duỗi hết tầm; khi khám: ấn vào khe khớp bệnh nhân đau; nghiệm pháp Mac Murray và Appley dương tính.
Điều trị rách sụn chêm
Điều trị rách sụn chêm dựa vào hình thái, vị trí và kích thước của tổn thương.
Rách ở vị trí 1/3 ngoài: Do cấp máu tốt nên dễ liền. Nếu rách nhỏ tự liền, rách lớn khâu bảo tồn qua nội soi, dễ liền. Rách dọc vị trí 1/3 ngoài là một ví dụ.
Ngược lại, rách ở vị trí 2/3 trong: Rất khó liền do cấp máu kém. Đặc biệt rách 1/3 trong không liền. Điều trị thường cắt bỏ phần rách qua nội soi.
Điều trị tổn thương sụn chêm còn dựa vào các yếu tố như tuổi, mức độ hoạt động của bệnh nhân.
Điều trị bảo tồn (không phẫu thuật)
Những trường hợp rách nhỏ ở bờ ngoại vi, lâm sàng không đau, gối còn vững thì không cần phẫu thuật. Điều trị ngay sau chấn thương bằng cách: chườm đá, băng chun gối, hạn chế vận động, tốt nhất là nghỉ ngơi, bất động, đồng thời dùng các thuốc giảm đau chống viêm không steroid như celebrex, mobic... thuốc giảm phù nề.
Điều trị bằng phẫu thuật
Cắt toàn bộ sụn chêm: Sụn chêm được cắt hoàn toàn đến tận bao khớp. Phương pháp này hiện nay ít dùng.
Cắt một phần sụn chêm: Phẫu thuật cắt bỏ phần sụn chêm bị tổn thương. Chỉ định khi rách sụn chêm vùng vô mạch.
Khâu sụn chêm: Được chỉ định khi vị trí rách vùng giàu mạch máu nơi tiếp giáp với bao khớp; loại rách dọc dài khoảng 2cm; rách mới không quá 8 tuần.
Tập luyện sau mổ
Sau mổ, chân được bất động bằng nẹp trong thời gian 3 tuần. Nếu khâu sụn chêm thời gian bất động sẽ lâu hơn giúp liền sụn. Đồng thời tập vận động sớm để lấy lại biên độ khớp, tập khỏe cơ chống teo cơ.
Sốt xuất huyết ở trẻ em khó nhận biết sớm và dễ nhầm lẫn với cảm cúm, sốt siêu vi, dẫn đến điều trị sai... Do đó, nếu trẻ sốt cao kéo dài trong mùa sốt xuất huyết, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám nhằm giảm thiểu nguy cơ bị sốc và tử vong.
Ngày nay, sức khỏe tinh thần là một khái niệm được thảo luận rộng rãi. Bạn có thể nhận thấy các cuộc thảo luận về sức khỏe tinh thần trực tuyến, trong cuộc trò chuyện, trên chương trình yêu thích của bạn hoặc bất kỳ nơi nào khác. Đó là lý do tại sao việc xây dựng thói quen để có sức khỏe tinh thần tốt hơn có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong cuộc sống hàng ngày của bạn.
Số ca nhiễm cúm tăng lên, trong khi đó diễn tiến của dịch Covid-19 khó dự đoán với sự xuất hiện của biến chủng dễ lây lan BA.5 của Omicron. Do đó, bên cạnh vaccine Covid-19, người cao tuổi nên tiêm phòng vaccine cúm.
Sốt, đau đầu, chảy mũi, hắt hơi, đau họng… đều có thể là dấu hiệu của viêm mũi họng cấp và cúm A.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học là điều tiên quyết giúp nâng cao sức khỏe người vợ trước khi làm thụ tinh ống nghiệm. Trong thời gian này, bạn cần chú ý lựa chọn các thực phẩm lành mạnh, cân bằng.
Thay vì ăn các món chiên rán nhiều dầu mỡ, chế biến món ăn theo cách hấp là cách để bạn tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Sau đây là những lý do bạn nên thêm các món hấp vào thực đơn của mình.
Đau họng tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Đau họng vào ban đêm còn khiến bạn khó ngủ, ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ. Dưới đây là nguyên nhân khiến bạn đau họng về đêm và một số lưu ý về thực phẩm.
Nội tiết tố hay hormone trong cơ thể là một hệ thống phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố từ dinh dưỡng đến vận động. Việc tập thể dục, hoạt động thể chất đúng và đủ có thể giúp bạn duy trì cân bằng nội tiết tố.