Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những loại đồ ăn có tính axit

Ăn quá nhiều đồ ăn giàu axit có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe không? Chế độ ăn paleo cho rằng có. Đây là một chế độ ăn bao gồm những loại thực phẩm giúp bạn đạt được sự cân bằng axit – kiềm trong cơ thể.

Rất nhiều chế độ ăn khác cũng khuyên bạn nên chú ý đến các loại đồ ăn có tính axit. Nhưng thực sự thì điều này nghĩa là gì? Ảnh hưởng của axit trong đồ ăn lên cơ thể là như thế nào và những loại đồ ăn nào giàu axit?

Định nghĩa về axit

Giá trị pH hay độ pH sẽ cho chúng ta biết một vật có tính axit, tính kiềm (bazơ) hay trung tính. pH = 0 là mức độ axit cao nhất, pH =14 là mức độ kiềm cao nhất, pH = 7 là trung tính. Ví dụ, axit trong ắc quy là có tính axit rất mạnh với pH =0, trong khi các loại chất lỏng có tác dụng làm sạch lại có tính kiềm với pH =14, nước tinh khiết là môi trường trung tính với pH= 7 và không có tính axit hay tính kiềm.

Cũng giống như các loại vật chất khác, các phần khác nhau của cơ thể cũng có nồng độ pH khác nhau. Độ pH lý tưởng của máu là từ 7.35 đến 7.45, tức là máu có tính kiềm nhẹ. Dạ dày thường có độ pH khoảng 3.5 vì môi trường axit sẽ giúp phân hủy thức ăn tốt hơn.

Ảnh hưởng của việc ăn quá nhiều đồ ăn có tính axit

Một chế độ ăn có quá nhiều đồ ăn có tính axít, ví dụ như protein có thể gây ra tình trạng nhiễm toan hay nhiễm axit nước tiểu. Tình trạng này có thể dẫn đến sỏi thận gọi là sỏi axit uric hình thành.

Quá nhiều axit có thể gây suy giảm xương và suy giảm cơ bắp. Nguyên nhân là bởi xương có chứa canxi, là chất mà cơ thể sẽ huy động sử dụng để duy trì độ ổn định pH của máu khi máu trở nên quá axit. Một số bằng chứng còn cho thấy rằng, axit phosphoric, thường có trong các loại soda tối màu, có liên quan đến việc suy giảm mật độ xương, đặc biệt là nếu bạn uống soda thay cho uống sữa – một loại đồ uống giàu canxi. Quá nhiều axit có thể làm tăng nguy cơ ung thư, gặp các vấn đề về gan và các bệnh tim mạch.

Dự phòng

Vì các sản phẩm cặn bã của cơ thể thường có tính axit, nên các nhà nghiên cứu tại đại học California ở San Diego gợi ý rằng, bạn nên ăn nhiều nguồn thực phẩm có tính kiềm, ví dụ như trái cây và rau xanh, với tỷ lệ 3 phần đồ ăn có tính kiềm/1 phần đồ ăn có tính axit. pH của thực phẩm trước khi bạn ăn không quan trọng bằng việc loại thực phẩm đó biến đổi như thế nào trong cơ thể bạn.

Mặc dù rất hiếm gặp, nhưng cũng có thể, pH nước tiểu sẽ bị nhiễm kiềm. Tuy nhiên, tại Mỹ, thì quá nhiều axit sẽ là vấn đề đáng lo ngại và hay gặp hơn. Nguyên nhân là vì có rất nhiều người thường xuyên ăn protein động vật, đường và ngũ cốc, cũng như tỷ lệ sử dụng thuốc kê đơn là rất cao.

Các loại đồ ăn giàu axit

Nếu bạn nghi ngờ bạn gặp vấn đề với axit, bạn có thể thay đổi chế độ ăn để cải thiện các triệu chứng. Các loại đồ ăn có xu hướng tạo ra nhiều axit mà bạn cần hạn chế hoặc tránh ăn bao gồm:

  • Ngũ cốc
  • Đường
  • Một số chế phẩm từ sữa
  • Thực phẩm chế biến sẵn
  • Thịt tươi và thịt chế biến sẵn, ví dụ như gà tay hay thịt bò muối
  • Soda và các đồ uống ngọt khác
  • Các loại thực phẩm và thực phẩm chức năng giàu protein

Bạn cũng nên tránh các loại đồ uống giàu phospho như bia hay chocolate nóng được làm từ hỗn hợp bột cacao đóng gói sẵn. Soda khoáng có thể sẽ là một sự thay thế tốt hơn. Nếu bạn vẫn muốn uống đồ uống có cồn, hãy chọn loại rượu đỏ có chứa ít phospho hay rượu vang trắng.

Một số loại thực phẩm sẽ sản xuất ra ít axit hơn soda và protein, nhưng chúng không cung cấp đủ kiềm như trái cây và rau xanh. Các chuyên gia vẫn chưa đưa ra được sự thống nhất về danh sách những loại thực phẩm này, nhưng bạn cũng nên hạn chế sử dụng bởi chúng có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng axit – kiềm trong cơ thể, bao gồm:
  • Các loại hạt, ví dụ như hạt điều, đậu phộng, óc chó
  • Hạt bí, hạt hướng dương
  • Các loại trái cây như việt quất, mâm xôi và mận
  • Dầu ngô
  • Các loại đồ ngọt, ví dụ như đường, mật mía, siro, mật ong được chế biến và chất tạo ngọt nhân tạo, như aspartame
  • Muối
  • Các loại gia vị, ví dụ như sốt mayonnaise, tương đậu nành (xì dầu) và giấm
  • Phomát cứng và đã qua chế biến
  • Ngũ cố, như ngô, gạo, lúa mì
  • Cà phê

Nếu bạn lo lắng về việc axit sẽ làm yếu xương của mình, bạn có thể uống một lượng nhỏ natri bicarbonate. Các nhà nghiên cứu tại đại học California, San Diego khuyến cáo rằng bạn nên uống dưới 5 gam natri bicarbonate. Tuy nhiên, bạn không nên uống trong bữa ăn bởi vì nó có thể cản trở quá trình tiêu hóa. Bổ sung đủ nhu cầu canxi hàng ngày, vitamin D và magie cũng có thể giúp ích cho việc chống lại ảnh hưởng của axit lên xương.

Thực phẩm chứa ít axit

Khi nói về lợi ích của chế độ ăn giàu tính kiềm, nghiên cứu xuất bản trên Journal of Environmental and Public Health chỉ ra rằng, chưa có một bằng chứng nào đủ để đưa ra kết luận rằng, chế độ ăn giàu tính kiềm sẽ cải thiện sức mạnh của xương. Tuy nhiên, nó có thể hạn chế sự mất cơ bắp, cải thiện trí nhớ và sự tỉnh táo, giúp bạn sống lâu hơn.

Một số loại thực phẩm và đồ uống có tính kiềm bạn có thể phối hợp vào trong chế độ ăn của mình bao gồm:

  • Trứng
  • Đậu nành, ví dụ như miso, đậu phụ và tempeh
  • Sữa chua và sữa không đường
  • Mật ong tươi
  • Đa số các loại rau, bao gồm cả khoai tây
  • Đa số các loại trái cây, trừ những loại trái cây giàu axit đã được liệt kê ở trên
  • Thảo mộc và gia vị, ngoại trừ muối, mù tạt và hạt nhục đậu khấu
  • Ngũ cốc nguyên hạt, ví dụ như hạt lanh, hạt diêm mạch, hạt kê và hạt dền
  • Trà thảo mộc

 

Kết luận

Chế độ ăn giàu tính kiềm là một sự thay thế tốt cho sức khỏe. Ăn thêm nhiều trái cây và rau xanh cùng với việc cắt giảm lượng carbohydrate tinh chế, đường, sữa có thể sẽ giúp cân bằng độ pH trong cơ thể bạn. pH cân bằng sẽ giúp bạn giảm được các vấn đề về sức khỏe bạn gặp phải hàng ngày và có thể giảm cả các nguy cơ về sức khỏe lâu dài.

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm