Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hiểu thêm về bệnh viêm sụn sườn

Bạn có bao giờ khổ sở vì đau xương sườn chưa? Đau tới mức không dám dụng vào? Có bao giờ đau gia tăng khi bạn hít sâu, hay cố gắng để lấy một vật gì đó hay chỉ đơn giản là ngồi trong ô tô? Nếu bị những triệu chứng đó, có thể bạn bị viêm sụn sườn.

Viêm sụn sườn hay còn gọi là viêm khớp sụn sườn. Đây là tình trạng đau và căng tức ngực do khớp sụn sườn bị sưng viêm. Khớp sụn sườn là đoạn mô xốp dày và đàn hồi nối giữa xương sườn và xương ức. Đau tức ngực do viêm sụn sườn nên được phân biệt với những căn bệnh nghiêm trọng hơn như cơn đau tim, viêm màng ngoài tim… Viêm sụn sườn là trong những nguyên nhân phổ biến gây đau tức ngực ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Nguyên nhân gây bệnh

Căn bệnh này bản chất là phản ứng viêm trong cơ thể. Nguyên nhân chính xác gây bệnh hiện vẫn chưa được làm rõ. Nhiễm trùng do virus và vi khuẩn có thể kích thích gây viêm sụn sườn. Căn bệnh này cũng có thể gặp phải ở những bệnh nhân bị chấn thương vùng ngực, chấn thương do quá tải, đau cơ xơ hóa, viêm khớp phản ứng và khi có sự hiện diện của khối u. Viêm sụn sườn có thể xuất hiện sau phẫu thuật. Việc mang thai làm kéo giãn khoang xương sườn và cũng có thể gây viêm sụn sườn.

Các triệu chứng

Triệu chứng chính của viêm sụn sườn đó là đau tức ngực với các cường độ khác nhau: có thể là cảm giác đau tức, đau nhói hay đau nhức nhối. Việc thực hiện các chuyển động, gắng sức và thở sâu dường như làm nặng thêm các triệu chứng. Nhiều người mắc bệnh này có báo cáo lại rằng họ vừa mắc một căn bệnh gần đây với các triệu chứng ho và hoạt động thể lực quá mức. Các triệu chứng thường cảm nhận thấy từ khớp sụn sườn thứ hai đến thứ năm, tuy nhiên xương sườn cũng có thể liên quan. Đau có xu hướng khu trú ở một vị trí nhưng nó có thể biểu hiện ở nhiều khu vực.

Viêm sụn sường và hội chứng Tietze

Cũng giống như viêm sụn sườn, hội chứng Tietze là một hội chứng viêm gây đau ở các khớp nối giữa xương sườn và sụn. Đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ. Đau có thể lan tới cánh tay hoặc vai và nặng hơn khi ho, hắt hơi hay hoạt động thể lực. Hội chứng Tietze khác với bệnh viêm sụn sườn ở chỗ đau tức ngực thường đi kèm với sưng. Triệu chứng đau có thể tự hết mà không cần điều trị trong vòng vài tuần tới vài tháng, trong khi tình trạng sưng có thể kéo dài dai dẳng.

Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định viêm sụn sườn thường dựa vào tiền sử bệnh nhân và kiểm tra thân thể. Xét nghiệm hình ảnh và thử máu có thể giúp loại bỏ những căn bệnh nghiêm trọng cũng gây ra triệu chứng đau ngực khác. Chụp X-quang có thể được sử dụng để chẩn đoán phát hiện viêm phổi và các khối u. Những bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh tim mạch nên đo điện tâm đồ. Bác sỹ cũng có thể chỉ định thử máu nếu bệnh nhân có sốt và các dấu hiệu viêm nhiễm khác.

Căn bệnh này có biện pháp điều trị tại nhà hay không?

Đau do viêm sụn sườn có thể đáp ứng tốt với các loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamolthuốc chống viêm không steroid (NSAIDs). Đặt một túi chườm nóng hay một miếng gạc ấm lên khu vực bị đau cũng có thể giúp giảm đau. Nên tránh tỳ mạnh vào khu vực đau và hạn chế các hoạt động thể lực có thể ảnh hưởng đến căn bệnh. Nếu cơn đau tăng lên khi ho, các thuốc trị ho có thể giúp làm dịu cơn ho và các thư giãn các cơ vùng ngực.

Các liệu pháp điều trị theo chỉ định của bác sỹ

Nếu điều trị tại nhà không hiệu quả, bác sỹ có thể chỉ định một số biện pháp can thiệp giúp giảm nhẹ cơn đau. Vật lý trị liệu là một liệu pháp điều trị hiệu quả đối với các cơn đau cơ xương khớp. Tiêm tại chỗ lidocain và corticosteroid có thể giúp giảm đau trong những trường hợp bệnh nghiêm trọng không đáp ứng với phương pháp khác.

Bệnh viêm sụn sườn và phụ nữ có thai

Lồng ngực sẽ được mở rộng trong giai đoạn mang thai, nhất là 3 tháng cuối thai kỳ. Hiện tượng mở rộng của lồng ngực có thể dẫn đến viêm sụn sườn và khi thở sâu có thể làm tăng cơn đau. Những phụ nữ mang thai mắc phải căn bệnh này nên trao đổi với bác sỹ để tìm ra biện pháp điều trị an toàn đối với cả mẹ và con. Sử dụng paracetamol và chườm ấm có thể là lựa chọn phù hợp đối với phụ nữ mang thai.

Căng thẳng, lo lắng và viêm sụn sườn

Mặc dù chưa có bằng chứng nào chỉ ra mối liên quan giữa tình trạng căng thẳng, lo lắng và bệnh viêm sụn sườn nhưng những trạng thái cảm xúc tiêu cực này có thể là thủ phạm gây nên tình trạng đau tức ngực. Những người mắc chứng rối loạn hoảng sợ thường bị thở gấp và đau ngực. Các kỹ thuật giúp thư giãn bao gồm tăng thư giãn cơ, luyện tập thể dục, tập thở, xoa bóp, yogachâm cứu có thể có hiệu quả trong việc làm giảm chứng lo âu và các cơn đau mãn tính.

Hãy thử kéo giãn cơ!

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những bệnh nhân điều trị căn bệnh viêm sụn sườn bằng các NSAID sẽ cảm thấy bớt đau hơn hẳn nếu họ luyện tập thêm các bài tập kéo giãn cơ. Các bài tập kéo giãn cơ bao gồm nâng cao tay, bẻ gập cánh tay về phía khuỷu tay, và vặn xoắn cơ thể về phía đối diện để mở phần ngực và giảm sức căng ở cơ ngực. Những bài tập này nên được lặp lại ở cả hai bên và tập vài lần một ngày.

Bệnh viêm sụn sườn sẽ kéo dài bao lâu

Thời gian kéo dài của căn bệnh này không cố định, có thể từ vài tuần đến vài tháng. Trong đa số các trường hợp bệnh có thể kéo dài đến 1 năm. Thanh thiếu niên mắc chứng viêm sụn sườn thường dễ chuyển thành mạn tính.

Bình luận
Tin mới
  • 25/01/2025

    Cà phê nóng hay cà phê lạnh tốt cho sức khỏe hơn?

    Nhiều người bắt đầu ngày mới bằng một tách cà phê, có người thích uống cà phê nóng nhưng có người lại thích uống cà phê lạnh, vậy loại nào tốt hơn?

  • 25/01/2025

    Tết khỏe mạnh cho người cao tuổi

    Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt, là thời điểm gia đình sum họp, quây quần bên nhau sau một năm dài lao động vất vả. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi, đây cũng là thời điểm cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe và tinh thần luôn vui tươi, thoải mái.

  • 24/01/2025

    Ngày Tết, ăn dưa hành muối thế nào để tốt cho sức khỏe?

    Dưa hành muối là một trong những món ăn giúp kích thích tiêu hóa, giúp tiêu thụ, chuyển hóa các chất béo từ thực phẩm, nhất là trong dịp Tết. Tuy nhiên nên ăn thế nào để ngon miệng và tốt cho sức khỏe là điều cần lưu ý.

  • 24/01/2025

    Mẹo đối phó với căng thẳng ngày Tết - Tận hưởng không khí lễ hội mà không lo ảnh hưởng sức khỏe

    Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam, là khoảng thời gian để sum họp gia đình, gặp gỡ bạn bè và thư giãn sau một năm dài làm việc vất vả. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui và sự háo hức, ngày Tết cũng có thể mang đến những áp lực và căng thẳng nhất định.

  • 23/01/2025

    Ăn cà rốt có tốt cho người bệnh đái tháo đường không?

    Với màu sắc hấp dẫn, hương vị ngọt thanh, cà rốt có tác dụng tô điểm cho nhiều món ăn và còn là 'siêu thực phẩm' chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nghiên cứu mới phát hiện tiềm năng rất có lợi của cà rốt đối với người bệnh đái tháo đường.

  • 23/01/2025

    7 cách tăng nồng độ kali trong cơ thể

    Những cơn chuột rút đột ngột và đau đớn là một trong những hậu quả có thể xảy ra của tình trạng thiếu kali. Các dấu hiệu khác cho thấy lượng kali của bạn có thể thấp bao gồm mệt mỏi, yếu cơ hoặc co giật, ngứa ran hoặc tê liệt. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn cũng có thể bị nhịp tim không đều hoặc hồi hộp.

  • 22/01/2025

    Chế độ ăn cho người mắc hội chứng Marfan

    Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý sức khỏe tổng thể và giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho người mắc hội chứng Marfan - bệnh rối loạn di truyền ảnh hưởng nhiều cơ quan gan, thận...

  • 22/01/2025

    7 lý do để tập thể dục ngoài trời và cách bắt đầu

    Cho dù bạn chạy quanh công viên gần nhà, chèo thuyền dọc bờ hồ hay đi bộ trên đường mòn gần nhà, tập thể dục ngoài trời đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Sau đây là thông tin chi tiết về lý do tại sao tập thể dục ngoài trời lại tốt cho bạn, một số bài tập tuyệt vời khi thực hiện ngoài trời và mẹo để bắt đầu.

Xem thêm