Có được một đứa con khỏe mạnh là khát khao của những cặp vợ chồng mắc bệnh vô sinh. Trên thế giới đã có hàng ngàn trẻ em được ra đời bằng thụ tinh trong ống nghiệm – một phương pháp được sử dụng khá phổ biến khi việc thụ thai không thể thực hiện được một cách tự nhiên. Tuy nhiên, các phôi thu được khi thụ tinh giữa một tinh trùng và một trứng trong ống nghiệm lại thường không thể phát triển thành đứa trẻ hoàn chỉnh. Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, các nhà khoa học tại đại học bệnh viện Montreal (CRCHUM) đã khám phá ra một yếu tố quan trọng giúp chúng ta hiểu sâu hơn tại sao việc thụ tinh lại thường thất bại.
Theo GS. Greg FitzHarris - một tác giả của nghiên cứu, “khoảng một nửa số phôi được hình thành bằng liệu pháp thụ tinh có chứa số lượng NST bất thường. Những phôi được gọi là phôi pha trộn này (mosaic embryo) được coi là có chất lượng kém và không được chọn để đưa vào tử cung của người phụ nữ. Bằng phương pháp nghiên cứu phôi trên chuột, chúng tôi đã phát hiện ra một cơ chế mới trong đó các tế bào khiếm khuyết đã phân chia và duy trì sự tồn tại trong các phôi đang phát triển.”
Ở chuột, các tế bào trứng bình thường có chứa 20 NST, trong khi ở người số lượng NST là 23. Hiện tượng đột biến lệch bội (aneuploidy) khi tế bào có chứa một số lượng NST bất thường là một vấn đề đã được biết đến trong quá trình sinh sản. Trong trứng và phôi, đột biến lệch bội thường có liên quan đến vô sinh. Tuy nhiên, lý do khiến các tế bào mang đột biến lệch bội hình thành trong phôi vẫn còn là một bí ẩn. Sử dụng kính hiển vi cắt cạnh, các nhà khoa học có thể phân biệt được những cấu trúc vệ tinh rất nhỏ gọi là nhân nhỏ cạnh nhân chính. Bằng cách theo dõi quá trình phân chia của những tế bào chứa những nhân nhỏ này, các nhà khoa học đã quan sát được rằng những vật liệu di truyền từ những vi nhân được thừa hưởng chỉ từ một tế bào con. Điều này có nghĩa là chính nhân nhỏ là nguyên nhân gây ra đột biến lệch bội, và dẫn tới sự hình thành của những phôi pha trộn.
Điều này đã được chứng minh trên người, song có khả năng cơ chế tương tự cũng tồn tại ở người. Do vậy, việc lựa chọn được các phôi tốt nhất là chìa khóa dẫn đến sự thành công của các biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Trong các phòng thí nghiệm thụ tinh nhân tạo, quá trình kiểm tra hình thái phôi thường được tiến hành từ 3-5 ngày sau khi thụ thai và trước khi nó được chuyển vào trong tử cung của người phụ nữ. Để kiểm tra xem liệu đó có phải là phôi pha trộn hay không, người ta đôi khi sẽ lấy các tế bào của phôi ra và tiến hành phân tích gien. Đây là một phương pháp khá phức tạp, tốn kém và có tính xâm lấn. Tiến sỹ Jacques Kadoch thuộc phòng thí nghiệm thụ tinh nhân tạo, Trung tâm y tế Đại học Montreal cho rằng khám phá này rất quan trọng bởi nếu các nghiên cứu trong tương lai chứng minh rằng hiện tượng tương tự cũng xảy ra trên người thì các nhà khoa học sẽ khám phá ra những phương pháp phát hiện đột biến lệch bội không xâm lấn ở giai đoạn sớm.
Vấn đề sử dụng các phôi pha trộn cũng gây khá nhiều tranh cãi. Một số bác sỹ tin rằng những phôi khiếm khuyết không nên được sử dụng. Một số khác lại cho rằng phôi pha trộn vẫn có thể phát triển thành những đứa trẻ khỏe mạnh, tức là bản thân những phôi này có thể tự sữa chữa một cách tự nhiên. Tuy nhiên, dù có sử dụng những phôi này hay không thì việc hiểu biết sâu hơn về cơ chế liên quan đến sự phát triển của phôi cũng hết sức cần thiết và nó mở ra một lĩnh vực nghiên cứu hoàn toàn mới trong khoa học. GS FitzHarris nói rằng: “Chúng tôi muốn biết làm cách nào có thể giúp các phôi này phát triển một cách bình thường với mục tiêu cuối cùng là cải thiện tỷ lệ thành công của biện pháp thụ tinh nhân tạo cho những cặp vợ chồng mắc chứng vô sinh.”
Với chỉ 30-50% các phôi được thụ tinh nhân tạo có thể phát triển hoàn chỉnh thì việc lựa chọn những phôi tốt nhất và đảm bảo chúng hoàn toàn khỏe mạnh trong ngày đầu tiên sau khi thụ tinh là một thử thách rất lớn đối với các bác sỹ chuyên ngành hiếm muộn và cả những cặp vợ chồng.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?