Bế em bé làm sao để việc cho con bú khiến cả bạn và bé cảm thấy thoải mái là một việc không hề dễ dàng. Nhưng may mắn là có rất nhiều phụ nữ đã tìm ra giải pháp và biết được những tư thế cho con bú tốt nhất.
4 tư thế cho con bú tốt nhất, được gợi ý bởi Mayo Clinic bao gồm:
Kiểu ôm ru
Kiểu ôm ru là tư thế cho con bú cơ bản nhất. Để thực hiện tư thế này một cách thoải mái, bạn nên ngồi trên ghế có tay vịn hoặc ngồi ở một ví trí có nhiều gối xung quanh để có thể hỗ trợ cho cánh tay của bạn. Em bé còn rất nhỏ, nhưng bế em bé trong một tư thế với thời gian dài có thể sẽ khiến lưng và cánh tay bạn mỏi nhừ. Do vậy, có gối hoặc tay vịn ghế để hỗ trợ bạn sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn.
Ngồi thẳng và đặt đầu của em bé vào chỗ lõm cong lại giữa cánh tay và cẳng tay. Em bé nên nằm nghiêng về một bên và quay mặt vào bạn, với cánh tay của em bé ở phía dưới thân người, và gần sát cơ thể bạn nhất có thể. Ôm bé bằng cánh tay của bạn, hoặc đặt em bé lên gối đặt trên đùi, hay bất cứ thứ gì khiến bạn cảm thấy thoải mái.
Kiểu ôm ru ngang
Đúng như tên gọi, kiểu ôm này cũng giống như kiểu ôm ru, nhưng có điều là cánh tay bạn sẽ ôm ngang qua người em bé, từ phía sau, thay vì đặt đầu em bé vào khoảng giữa cánh tay và cẳng tay.
Ngồi thẳng, đặt em bé sao cho mông của bé nằm ở đoạn hõm lại giữa cánh tay và cẳng tay. Bên ngực bạn muốn cho em bé bú sẽ là bên đối diện với cánh tay, bàn tay bạn có thể đỡ lấy đầu của em bé. Do vậy, hãy đảm bảo rằng bạn có gối hay tay vịn ghế để hỗ trợ cho tư thế này. Tay còn lại (không phải giữ bé) có thể dùng để giữ bên ngực bé đang bú để giúp bé có thể bú dễ dàng hơn.
Kiểu ôm bóng
Ngồi trên ghế có tay vịn hoặc có gối hỗ trợ ở xung quanh, ôm ém bé ở một bên hông cơ thể, với cẳng tay vuông góc với cánh tay và lòng bàn tay ngửa lên trên. Lưng của em bé sẽ nằm trên cẳng tay của bạn và đầu em bé sẽ nằm trong lòng bàn tay của bạn. Dùng bên tay này để đưa em bé đến gần vú hơn, và nếu bạn thích, bạn có thể dùng tay còn lại để điều chỉnh vú từ phía dưới giúp em bé bú dễ dàng hơn.
Kiểu nằm cạnh
Rất hiếm khi bạn có thể kết hợp giữa việc nằm và cho con bú, do vậy, bạn có thể áp dụng tư thế này bất cứ khi nào bạn có thể. Tư thế này rất có ích khi bạn đang rất mệt mỏi. Nằm bên cạnh em bé, và để 2 mẹ con quay mặt vào nhau. Dùng cánh tay đang tự do để đưa em bé vào bên ngực ở dưới. Một khi em bé đã ngậm được vú, bạn có thể dùng tay ở phía trên để hỗ trợ cho bé bú, còn cánh tay ở phía dưới có thể đặt dưới gối đầu của bạn.
Cho những cặp sinh đôi bú
Việc cho một em bé bú đã là một công việc đầy thử thách và bạn làm được đã được coi là một thành công lớn. Nhưng việc cho những cặp sinh đôi bú sẽ tăng gấp đôi sự khó khăn, và các bà mẹ của những cặp sinh đôi hoàn toàn có thể cho 2 bé bú một cách thành công, và thoải mái.
Dưới đây là những gì bạn cần biết về việc cho các cặp sinh đôi bú và một số tư thế để cả 3 mẹ con cùng cảm thấy thoải mái.
Cho cặp sinh đôi bú riêng biệt
Khi bạn bắt đầu cho con bú, tốt nhất, bạn hãy cho từng bé bú một để có thể đảm bảo rằng, bạn dành đủ sự quan tâm đến từng bé.
Mayo Clinic khuyên rằng, bạn nên ghi chép lại thói quen bú của hai bé, bao gồm việc bao lâu 2 bé sẽ được cho bú, cùng với việc ghi chép lại việc thay tã của 2 bé. Với những trường hợp hút sữa mẹ ra bình, bạn nên ghi chép lại lượng sữa mà từng bé đã bú.
Khi bạn đã quen với việc cho con bú, bạn có thể “nâng cao trình độ” của mình bằng việc cho cả 2 bé bú cùng một lúc. Với một số bà mẹ, việc làm này rất tiện lợi và tiết kiệm được thời gian. Nhưng một số bà mẹ khác lại thấy rằng các bé thích được cho bú riêng biệt hơn. Và bạn có thể áp dụng bất cứ cách nào khiến cả 3 mẹ con cảm thấy thoải mái nhất. Bạn có thể cho 2 bé bú riêng vào ban ngày, và cho 2 bé bú cùng một lúc vào buổi tối.
Bạn cũng nên nhớ rằng, không có cách nào gọi là “cho con bú sai” cả, miễn là cả 2 bé đều được bú đủ và bạn cảm thấy thoải mái là được.
Tư thế cho bú dành cho các cặp sinh đôi
Nếu bạn đang cố gắng cho cả 2 bé bú cùng một lúc, dưới đây là một số tư thế bạn nên cân nhắc. Điều quan trọng nhất là tìm rat ư thế khiến bạn cảm thấy thoải mái nhất và khiến bé bú tốt nhất.
Khi mới bắt đầu cho con bú, bạn sẽ cần phải có người giúp đỡ để đặt gối cũng như giữ em bé ở đúng vị trí. Và nếu có một bé cần nhiều thời gian hơn mới có thể bú đủ, thì bạn nên cho bé đó bú trước.
Những thông tin trên đây hi vọng sẽ giúp bạn có thể thư giãn và trải nghiệm khoảng thời gian cho con bú tuyệt vời!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.