1. Bệnh đái tháo đường gây mùi cơ thể
Đái tháo đường là một trong những bệnh có thể gây ra mùi cơ thể cùng với hơi thở hôi. Điều này là do lượng glucose trong máu cao và thường đi kèm với nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nếu lượng đường trong máu tăng đột ngột, điều này có thể dẫn đến một biến chứng nghiêm trọng được gọi là nhiễm toan ceton do tiểu đường, khiến hơi thở có mùi trái cây. Nếu điều này xảy ra, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Một số bệnh tật có thể gây ra mùi cơ thể.
2. Thay đổi nội tiết tố
Sự thay đổi nội tiết có thể dẫn đến thay đổi mùi cơ thể và tăng tiết mồ hôi. Thay đổi nội tiết thường xảy ra trong thai kỳ hoặc sự sụt giảm estrogen trong thời kỳ mãn kinh…
3. Vấn đề về thận
Các vấn đề về thận cũng có liên quan đến các nguyên nhân y tế gây ra mùi cơ thể.
Vai trò của thận là giúp lọc các chất độc. Nếu thận không thể thực hiện đúng công việc của mình, những chất độc này bắt đầu tích tụ trong cơ thể và tạo ra mùi. Trong trường hợp suy thận, urê không thể được đào thải ra ngoài và bài tiết qua đường mồ hôi và gây nặng mùi.
4. Vấn đề về gan
Bệnh gan là một tình trạng bệnh lý có thể gây ra mùi cơ thể. Giống như thận, gan là một cơ quan khác có chức năng loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. Nếu các chất thải không thể được loại bỏ, chúng sẽ gây ra sự tích tụ làm thay đổi độ đặc của mồ hôi.
Trong trường hợp bị bệnh gan, nó có thể gây ra mùi giống như thuốc tẩy. Đây là một vấn đề quan trọng cần thảo luận với bác sĩ.
5. Rối loạn chuyển hóa
Rối loạn chuyển hóa là tình trạng bệnh lý di truyền hiếm gặp gây ra sự thay đổi mùi cơ thể. Những người bị rối loạn chuyển hóa không tạo ra loại enzyme cụ thể cần thiết để phân hủy trimethylamine. Sau đó, hợp chất này sẽ tích tụ và thoát ra ngoài qua lỗ chân lông dưới dạng mùi tanh khó chịu.
6. Căng thẳng
Trên cơ thể chúng ta có hai loại tuyến mồ hôi khác nhau.
Tuyến eccrine xuất hiện hầu hết ở cơ thể và mở trực tiếp trên bề mặt da.
Tuyến apocrine tiết ra chất nhờn có chứa lipid, protein và steroid qua các ống lông tại khu vực da đầu, nách, bẹn.
Tuyến apocrine thường xuất hiện phản ứng với các kích thích cảm xúc, bao gồm lo lắng và sợ hãi, ví dụ như đổ mồ hôi ở lòng bàn tay, bàn chân và nách… Nó tạo ra một môi trường đặc biệt quyến rũ cho vi khuẩn. Vì vậy, mùi hôi hơn một chút đối với quần áo mặc sau một cuộc gặp gỡ căng thẳng là điều bình thường.
7. Vấn đề về tuyến giáp
Một số bệnh tuyến giáp có thể làm cơ thể nặng mùi.
Các vấn đề về tuyến giáp có thể gây ra mùi cơ thể. Tuyến giáp chịu trách nhiệm điều chỉnh sự trao đổi chất, và trong trường hợp tuyến giáp hoạt động quá mức, chẳng hạn như bệnh Grave, gây ra đổ mồ hôi kết hợp với vi khuẩn trên da và tạo mùi.
8. Do dùng thuốc
Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh về tim, thuốc giảm đau và thuốc chống trầm cảm SSRI, có thể gây đổ mồ hôi quá nhiều (đây là một trong những tác dụng phụ của thuốc). Mồ hôi kết hợp với vi khuẩn khiến cơ thể có mùi.
9. Cách quản lý mùi cơ thể
Đối với những người có những thay đổi về mùi cơ thể, đừng lo lắng. Có nhiều cách để kiểm soát mùi hôi, bao gồm thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, cũng như trao đổi với bác sĩ để có cách ứng phó phù hợp.
Ngoài ra, bạn nên sử dụng xà phòng diệt khuẩn để giảm mùi cơ thể do vi khuẩn gây ra trên da. Cạo lông nách cũng hữu ích giúp mồ hôi bốc hơi nhanh (có nghĩa là sẽ có ít thời gian hơn để vi khuẩn xâm nhập). Tìm một chất khử mùi hiệu quả cũng có thể giúp trung hòa mùi.
Lựa chọn trang phục được thiết kế rộng rãi, không bó sát, chất vải có khả năng thấm hút mồ hôi, thoáng mát và co dãn tốt... cũng là cách giúp hạn chế mùi cơ thể.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Tại sao cơ thể bốc mùi hôi nồng nặc vào mùa hè và cách để thơm tho suốt cả ngày?
Quan hệ ngày “đèn đỏ” có được không, quan hệ lúc hành kinh hay đến tháng quan hệ có dính bầu không… là những thắc mắc khá phổ biến. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Viêm họng và viêm xoang có mối quan hệ như thế nào, phải làm gì nếu tình trạng xảy ra liên tiếp, nhất là thời điểm nắng nóng hiện nay khiến cho bệnh viêm nhiễm hầu họng gia tăng.
Đối với đa số nữ giới, vấn đề đau bụng, nhất là đau âm ỉ vùng dưới được coi là chuyện bình thường, dễ dàng bỏ qua. Chính sự chủ quan này gây nguy hiểm đến sức khỏe, cuộc sống hằng ngày thậm chí còn liên quan đến thiên chức làm mẹ ở nữ giới.
Viêm phổi là căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ và là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ phải nhập viện. Sau khi trẻ được điều trị, các bác sĩ dặn tái khám theo lịch. Tuy nhiên, rất nhiều cha mẹ đã không thực hiện lịch hẹn này.
Khi ung thư vú di căn có nghĩa là bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng hơn so với ung thư tại chỗ. Vậy, ung thư vú có thể di căn đến những bộ phận nào, bài viết dưới đây giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Mùa hè nóng bức là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển. Thời tiết nắng nóng, ăn uống kém cộng với hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, nên nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn. Vậy, bí quyết nào để tăng sức đề kháng cho trẻ thời điểm này, giúp cơ thể trẻ chống lại tác nhân gây bệnh?
Nước bể bơi có thể chứa một số hóa chất gây kích ứng ngoài da. Một số lưu ý sau giúp bạn bảo vệ làn da và mái tóc khi thường xuyên đi bơi trong mùa Hè.
Bạn muốn tối ưu hóa và hỗ trợ khả năng tập luyện thể thao của mình bằng các loại thực phẩm bổ sung, nhưng không phải tất cả các loại thực phẩm bổ sung hiện nay đều đem lại lợi ích như mong muốn. Một số loại thực phẩm bổ sung nếu sử dụng với liều cao còn có thể gây nguy hiểm. Dưới đây là một số loại thực phẩm bổ sung phổ biến trong thể thao và tác dụng thật sự của chúng.