Ăn uống theo cảm xúc không phải là một chẩn đoán bệnh mà chỉ đơn giản là một thuật ngữ để mô tả việc ăn uống như một cách đối phó với những cảm xúc tiêu cực, đặc biệt là trạng thái ăn quá nhiều. Các chuyên gia đều đánh giá tình trạng này là không tốt cho sức khỏe và khuyến cáo những biện pháp đối phó lành mạnh mà tất cả mọi người có thể áp dụng.
5 dấu hiệu cho thấy việc ăn uống theo cảm xúc có thể là vấn đề đối với bạn
Ăn uống theo cảm xúc không đồng nghĩa với việc ăn quá nhiều hoặc chế độ ăn hằng ngày có vấn đề. Nhưng nếu kèm theo đó là việc tiêu thụ nhiều thực phẩm không lành mạnh hoặc bạn đang tự hỏi liệu việc ăn uống theo cảm xúc của mình có vấn đề hay không thì đó chính là vấn đề tiêu cực với bạn.
Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo.
#1. Bạn đột ngột thèm ăn những thực phẩm giàu chất béo
Thực tế, giữa cơn đói do nhu cầu về mặt thể chất và cơn đói do cảm xúc thúc đẩy có những sự khác biệt. Cơn đói thể chất xuất hiện dần dần. Cơn đói cảm xúc thường xuất hiện đột ngột và có cảm giác cấp bách, phải được thỏa mãn ngay lập tức.
Cơn đói cảm xúc hay cảm giác thèm ăn có xu hướng xoay quanh những thực phẩm có nhiều chất béo hơn (như kem, khoai tây chiên hoặc mì ống và phô mai). Nghiên cứu cho thấy rằng những người gặp trạng thái ăn uống theo cảm xúc sẽ chọn những thực phẩm có nhiều chất béo hơn là thực phẩm lành mạnh trong những tình huống này.
Nếu cảm giác thèm ăn bắt nguồn từ cảm xúc được sử dụng như một cơ chế đối phó để khắc phục tâm trạng chán nản hoặc tình huống khó khăn, sau đó, dẫn đến cảm giác tội lỗi, xấu hổ hoặc mất kiểm soát thì đây có thể là một vấn đề.
Đọc thêm tại bài viết: Những thực phẩm cải thiện cảm xúc và tâm trạng
#2. Bạn thấy mình ăn uống một cách căng thẳng
Tiêu thụ thực phẩm nhưng không chú ý đến số lượng hoặc chất lượng thức ăn là dấu hiệu phổ biến của việc ăn uống theo cảm xúc. Và việc ăn uống theo cảm xúc thường liên quan đến việc ăn quá nhanh, không thưởng thức món ăn và tìm kiếm sự nhẹ nhõm về tinh thần hơn là giải quyết nhu cầu dinh dưỡng cơ bản.
Đọc thêm tại bài viết: Rối loạn ăn uống quá độ
#3. Bạn ăn ngay cả khi không đói
Một dấu hiệu khác cho thấy việc ăn uống theo cảm xúc có thể có vấn đề là bạn thường ăn khi không đói hoặc tiếp tục ăn khi đã no. Điều này có thể đi đôi với việc ăn uống nhanh chóng và không suy nghĩ, vì các nghiên cứu chỉ ra rằng bạn có thể không nhận ra tín hiệu no khi ăn quá nhanh. Nguyên nhân là do cơ thể cần có thời gian để những hormone trong ruột được giải phóng và được não bộ nhận biết.
#4. Ăn uống theo cảm xúc là cách đối phó với các vấn đề
Ăn uống theo cảm xúc là một phản ứng tương đối bình thường khi cảm thấy buồn chán hoặc lo lắng, và việc hướng tới đồ ăn để cảm thấy thoải mái có thể là một chiến lược an toàn và hiệu quả đối với một số người. Nhưng nếu ăn uống là cách duy nhất để bạn đối phó với những thăng trầm và hay lặp lại, thì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề lớn hơn.
#5. Cảm thấy tội lỗi hoặc xấu hổ về việc ăn uống của mình
Vì ăn uống theo cảm xúc là điều bình thường nên việc có cảm nhận về những gì mình ăn là điều bình thường. Khi chúng ta giới hạn quan điểm của mình về thực phẩm chỉ đơn thuần là một nguồn nhiên liệu, một cơ chế giúp thỏa mãn cơn đói hoặc một công cụ để thay đổi kích thước cơ thể, chúng ta đã giảm thiểu các vai trò quan trọng khác như hỗ trợ sức khỏe. Ẩm thực gắn kết chúng ta với những người khác, thỏa mãn vị giác, tôn vinh nền văn hóa và truyền thống, đồng thời kết nối chúng ta với những ký ức quý giá.
Nhưng nếu việc ăn uống để đáp lại cảm xúc (tích cực hoặc tiêu cực) luôn dẫn đến cảm giác xấu hổ hoặc yếu đuối, đó là dấu hiệu cho thấy bạn có thể có mối quan hệ tiêu cực hơn với thức ăn.
Lời khuyên của chuyên gia
Vậy, làm thế nào để đối phó với việc ăn uống theo cảm xúc nếu đây thực sự là một vấn đề nghiêm trọng? Dưới đây là những lời khuyên đơn giản để cải thiện tình trạng rất khó kiểm soát này.
Luyện tập khả năng tự nhận thức
Hãy chú ý đến phản ứng của bản thân khi xuất hiện những cảm xúc mạnh mẽ, căng thẳng, lo lắng, tức giận hoặc thậm chí phấn khích. Nếu đột nhiên thèm ăn, bạn nên tự hỏi bản thân xem liệu bạn có thực sự muốn hay đây chỉ là một cách để xoa dịu tâm trạng.
Thực hành tự nhận thức không phải lúc nào cũng dễ dàng. Bạn nên ghi nhật ký về thức ăn và cảm xúc để xác định các tác nhân gây ra cảm xúc và bất kỳ mô hình nào có thể phát sinh. Ghi lại những thực phẩm bạn tiêu thụ trong ngày cùng với những cảm xúc bạn đang trải qua trước, trong và sau khi ăn. Điều này có thể giúp bạn xác định các kiểu tiêu thụ thực phẩm liên quan đến cảm xúc gắn liền với từng khoảnh khắc.
Áp dụng các biện pháp để quản lý căng thẳng
Khi phải đối mặt với những cảm xúc mạnh mẽ, những việc như gọi điện hoặc nhắn tin cho bạn bè, đi tắm, tập thể dục, thiền hoặc đi dạo quanh văn phòng để giải trí đều là những lựa chọn rất hữu ích. Những lựa chọn thay thế này thực sự có thể giúp cải thiện kết quả và sức khỏe tổng thể. Một nghiên cứu cho thấy việc rèn luyện thiền chánh niệm giúp các cá nhân kiểm soát tốt hơn các xung động cảm xúc liên quan đến thực phẩm.
Đọc thêm tại bài viết: Để hình thành thói quen thiền định dễ dàng hơn
Kết nối với các chuyên gia dinh dưỡng hoặc nhà trị liệu
Các chuyên gia sức khỏe tâm thần hoặc chuyên gia dinh dưỡng đều có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề liên quan đến việc ăn uống. Hãy liên hệ với những người có chuyên môn khi nhận thấy những dấu hiệu trên hoặc khi có bất kì nghi ngờ nào về việc ăn uống của mình.
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?