Nhiều dấu hiệu ở lưỡi cho thấy sức khỏe của bạn đang có vấn đề.
Dưới đây là những dấu hiệu bất thường ở lưỡi bạn không nên bỏ qua:
1. Mảng trắng
Mảng trắng trên lưỡi có thể là triệu chứng của bệnh tưa miệng do nhiễm nấm.
Các mảng trắng trên lưỡi có thể là dấu hiệu của bệnh tưa miệng do nhiễm nấm. Bệnh này xuất hiện khi sức khỏe răng miệng của bạn bị mất cân bằng do thuốc hoặc bệnh tật.
Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, các mảng trắng, phẳng, không thể cạo đi được xuất hiện trên lưỡi được gọi là bạch sản, nhiều khả năng phát triển thành ung thư khoang miệng nếu kéo dài. Vì vậy, bạn nên đi gặp bác sỹ ngay nếu nhận thấy triệu chứng này.
2. Lưỡi có màu đỏ tươi
Đây có thể là dấu hiệu của bệnh Kawasaki, một căn bệnh rất nghiêm trọng và hiếm gặp, thường xảy ra ở trẻ em, gây hiện tượng viêm mạch máu. Ngoài ra, lưỡi có màu đỏ tươi cũng là một triệu chứng của bệnh ban đỏ.
Bên cạnh đó, nếu bạn thấy lưỡi của mình nhẵn và có màu đỏ, kèm theo đau trong miệng thì đó có thể là dấu hiệu của việc thiếu hụt vitamin B3.
3. Cảm giác bỏng rát
Nếu bạn có cảm giác như bị bỏng lưỡi khi uống đồ uống hoặc luôn cảm giác có vị kim loại trong miệng thì đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề về thần kinh. Tình trạng này được gọi là hội chứng miệng bỏng rát hay rối loạn cảm giác miệng. Các vấn đề sức khỏe khác như trào ngược acid và đái tháo đường cũng có thể gây ra cảm giác này.
4. Lưỡi trơn
Nếu lưỡi trơn bóng, không có những vệt gợn nhỏ, thì đó có thể là dấu hiệu của việc thiếu các chất dinh dưỡng như sắt, acid folic và vitamin B. Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh nhiễm trùng, bệnh celiac (một bệnh rối loạn đường tiêu hóa, không dung nạp gluten) hoặc tác dụng phụ của thuốc.
Khi bề mặt lưỡi có các mảng lớn nhỏ khác nhau, không gây đau, đó là một bệnh lành tính thường được gọi là lưỡi địa lý hay lưỡi bản đồ.
5. Vết sưng trên lưỡi
Mặt dưới của đầu lưỡi thường xuất hiện những vết loét nhỏ, có màu đỏ và đau nhưng sẽ tự biến mất. Đây là dấu hiệu của sự kích ứng.
6. Nứt lưỡi
Các vết nứt trên lưỡi thường là vô hại nhưng nếu vệ sinh răng miệng kém sẽ dễ bị nhiễm nấm.
Vết nứt ở lưỡi thường hình thành khi bạn già đi nhưng chúng cũng là dấu hiệu của hội chứng Sjogren (bệnh viêm tự miễn hệ thống mạn tính) hoặc bệnh vẩy nến.
Chúng có thể vô hại nhưng nhớ vệ sinh sạch sẽ vùng miệng sau khi ăn để loại bỏ thức ăn thừa và vi khuẩn, tránh nguy cơ nhiễm trùng.
7. Lưỡi to
Lưỡi to (Macroglossia) là hiện tượng lưỡi của bạn quá to so với miệng và thường được nhận biết bằng dấu răng ở hai bên lưỡi. Nguyên nhân của lưỡi to là nhiễm trùng, dị ứng hoặc suy giáp.
8. Đau lưỡi
Đau lưỡi là một tình trạng phổ biến, cho thấy các dấu hiệu bệnh khác nhau. Bệnh loét miệng và lichen phẳng là 2 nguyên nhân chính dẫn tới đau nhức, tưa lưỡi và lưỡi địa lý. Một số loại thuốc hoặc bệnh nhiễm trùng cũng có thể gây đau lưỡi.
Nếu trên lưỡi xuất hiện các cục, u kèm theo các mảng màu trắng và đau nhức, đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm. Hãy đến gặp bác sỹ nha khoa sớm nhất có thể.
9. Dấu hiệu của ung thư miệng
Các vết loét không lành, đau và nổi cục ở lưỡi kèm theo đó là các triệu chứng nuốt khó, nhai khó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư. Nếu các triệu chứng này không thuyên giảm và kéo dài, cần tới gặp bác sỹ để khám và chẩn đoán sớm bệnh.
10. Dấu hiệu cảnh báo bệnh COVID-19
Triệu chứng phổ biến nhất của COVID-19 liên quan đến răng miệng đó là khô miệng và thường đi kèm với mất vị giác, nhiễm nấm (tưa miệng). Bạn cũng có thể nhận thấy các thay đổi ở lưỡi như đau, đặc biệt khi nhai, lưỡi sưng và có các vết loét.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Dấu hiệu mắc bệnh nấm lưỡi và cách điều trị.
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.
Nếu bạn thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, bạn có thể tự hỏi liệu có vấn đề gì không. Hầu hết người trưởng thành không cần đi vệ sinh nhiều hơn một lần trong 6-8 giờ ngủ. Nếu bạn đi tiểu nhiều lần trong đêm, có thể bạn đã mắc chứng tiểu đêm hoặc cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu một vấn đề như bệnh tiểu đường.
Bữa sáng bằng trái cây được nhiều người lựa chọn khi muốn giảm cân vì giàu vitamin, chất xơ và ít calo. Tuy nhiên, chỉ ăn trái cây vào buổi sáng có thực sự tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giảm cân hiệu quả?
Khi chân tay không nhận đủ máu, tay hoặc chân của bạn có thể cảm thấy lạnh hoặc tê. Nếu bạn có làn da sáng, chân của bạn có thể chuyển sang màu xanh. Lưu thông máu kém cũng có thể làm khô da, khiến móng tay giòn và khiến tóc rụng, đặc biệt là ở chân và bàn chân. Một số nam giới có thể gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng. Và nếu bạn bị tiểu đường, vết trầy xước, vết loét hoặc vết thương của bạn có xu hướng lành chậm hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn một số mẹo để cải thiện lưu thông máu.