Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Xuất hiện máu trong phân: nguyên nhân và dự phòng

Xuất hiện máu trong phân hay ỉa ra máu có thể là vấn đề khiến nhiều người lo lắng. Dưới đây là những điều cần biết về nguyên nhân gây máu trong phân và cách giải quyết khi bạn phát hiện ra.

Máu trong phân có thể là một vấn đề đáng quan tâm, cho dù bạn phát hiện ra nó ở giấy lau sau khi đi vệ sinh hoặc qua xét nghiệm phân. Tuy nhiên, không phải lúc nào máu trong phân cũng là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

Nguyên nhân

Máu trong phân có nghĩa là có chảy máu ở một nơi nào đó trong đường tiêu hóa của bạn. Đôi khi, lượng máu trong phân quá  nhỏ, chỉ có thể phát hiện qua xét nghiệm tìm máu trong phân. Bạn cũng có thể nhìn thấy máu đỏ tươi ở giấy lau sau khi đi vệ sinh hoặc thấy máu trong bồn cầu. Chảy máu ở vị trí cao hơn trên đường tiêu hóa có thể làm cho máu trong phân có màu đen và giống nhựa đường.

Các nguyên nhân có thể gây xuất hiện máu trong phân bao gồm:

Nứt kẽ hậu môn:  Một vết nứt nhỏ hoặc rách trong các mô lót hậu môn tương tự như các vết nứt xảy ra trong môi nứt nẻ hoặc bị vết cắt. Vết nứt này thường gây ra khi đại tiện phân kích thước lớn và cứng, có thể gây đau, xót.

Viêm đại tràng, viêm ruột: nhất là trong giai đoạn viêm cấp cũng có thể gây tình trạng chảy máu trong phân khi đi đại tiện.

Polyp hoặc ung thư: Polyp là u lành tính có thể phát triển trong đại trực tràng, gây chảy máu, và trở thành ung thư. Ung thư đại - trực tràng là loại ung thư phổ biến thứ 4 ở Hoa Kỳ Nó thường gây chảy máu mà khó quan sát bằng mắt thường.

Loét dạ dày, tá tràng:  Một vết loét trong niêm mạc dạ dày, tá tràng, có thể gây chảy máu và xuất hiện máu trong phân. Nhiều trường hợp loét dạ dày tá tràng là do nhiễm một loại vi khuẩn gọi là Helicobacter pylori (H. pylori). Sử dụng liều cao và kéo dài các thuốc chống viêm như aspirin, ibuprofen, naproxen cũng có thể gây loét.

 

Các vấn đề về thực quản: Giãn tĩnh mạch thực quản hay các vết xước ở thực quản có gây chảy máu dẫn đến mất máu nặng.

Bệnh viêm túi thừa: Túi thừa là túi nhỏ phồng lên từ thành đại tràng. Thông thường các túi thừa không gây ra vấn đề gì đáng lo ngịa, nhưng đôi khi chúng có thể bị chảy máu hoặc bị nhiễm trùng.

Bất thường mạch máu: các mạch máu ở thành ruột dễ vỡ và gây chảy máu.

Chẩn đoán

Hãy nhớ rằng, khi bạn phát hiện thấy có máu trong phân, hãy đến khám để bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Những thông tin mà bạn cung cấp sẽ giúp bác sĩ xác định được vị trí chảy máu. Ví dụ như máu đen, giống màu nhựa đường trong phân có thể do loét hoặc các vấn đề khác của phần trên ống tiêu hóa. Máu đỏ tươi có thể là dấu hiệu của các bệnh lí ở phần thấp ống tiêu hóa như trĩ hoặc viêm túi thừa đại tràng.

Sau khi khai thác tiền sử và thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm một số xét nghiệm như rửa dạ dày, nội soi dạ dày thực quản hoặc soi đại tràng có kèm theo sinh thiết, chụp Xquang dạ dày – ruột có thuốc cản quang, chụp mạch…

Bạn cũng có thể cần làm các xét nghiệm về máu để xác định các vấn đề về đông máu, thiếu máu…

Các triệu chứng kèm theo

Một sngười có thể không nhận thức được mình có máu trong phân và không có bất cứ triệu chứng nào kèm theo. Một số khác có thể có các triệu chứng như đau bụng, nôn, tiêu chảy, khó thở đánh trống ngực và sụt cân tùy thuộc vào nguyên nhân, vị trí, thời gian và mức độ chảy máu.

Điều trị

Bác sĩ có thể sử dụng một vài thủ thuật để cầm máu. Thông thường nội soi được sử dụng để tiêm thuốc vào chỗ chảy máu, hoặc cầm máu bằng điện, tia laser, kẹp mạch máu. Nếu nội soi không thể kiểm soát chảy máu, bác sĩ có thể sử dụng chụp mạch để kiểm soát chảy máu.

Nếu cần thiết, ngoài việc cầm máu ngay lập tức, có thể điều trị nguyên nhân để ngăn ngừa chảy máu tái phát. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà có thể sử dụng các thuốc như thuốc kháng sinh để điều trị H. pylori, thuốc ức chế tiết axit trong dạ dày, hoặc các thuốc chống viêm để điều trị viêm đại tràng. Phẫu thuật có thể cần thiết để loại bỏ các polyp hoặc các bộ phận của ruột bị hư hỏng do ung thư, viêm túi thừa, hoặc bệnh viêm ruột.

Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra chảy máu. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số biện pháp để giảm bớt nguy cơ chảy máu, như có chế độ ăn uống nhiều chất xơ để giảm táo bón - là nguyên nhân gây ra và làm trầm trọng thêm bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn, ngâm nước ấm hoặc tắm nước nóng để làm giảm các vết nứt.

Thông tin thêm tham khảo tại bài viết: Biểu hiện bất thường trong phân của trẻ
Bình luận
Tin mới
  • 15/03/2025

    Lợi ích bất ngờ của quả thanh long với sức khỏe

    Thanh long là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon và có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm mức cholesterol “xấu” và tốt cho người bệnh đái tháo đường.

  • 15/03/2025

    Ngủ ngon giấc mùa xuân: Cải thiện giấc ngủ cho cả gia đình

    Mùa xuân, với tiết trời ấm áp, dễ chịu và không khí trong lành, là thời điểm lý tưởng để tận hưởng những giấc ngủ ngon và sâu giấc. Cả gia đình có thể cùng nhau quây quần, thư giãn sau một ngày dài hoạt động.

  • 14/03/2025

    Tùy tiện sử dụng thực phẩm chức năng: "Con dao hai lưỡi"

    Ở tuổi 70, bà Lê Thị Thanh (quận Hoàng Mai, Hà Nội) luôn lo lắng vấn đề xương khớp, mỡ máu, tiền đình. Vì thế, ai mách loại thực phẩm chức năng nào, bà Thanh đều tìm hiểu rồi mua về uống. Khi con cháu hỏi thì bà Thanh khẳng định: “toàn thuốc bổ cả, uống vào không sao hết”.

  • 14/03/2025

    Điều gì tạo nên sự khác biệt về tuổi thọ giữa phụ nữ và đàn ông?

    Các nhà khoa học đang nỗ lực khám phá những yếu tố sinh học và môi trường ảnh hưởng đến quá trình lão hóa ở nam và nữ. Mục tiêu là tìm ra những phương pháp can thiệp hiệu quả, giúp cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ cho cả hai giới.

  • 14/03/2025

    Tại sao bạn cảm thấy buồn ngủ sau khi ăn?

    Có một số giả thuyết được đưa ra để lý giải về nguyên nhân gây ra tình trạng "căng da bụng trùng da mắt" và bài viết này sẽ giúp bạn tìm cho mình một số giải pháp để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra.

  • 13/03/2025

    Tại sao ăn salad có thể gây đầy bụng?

    Salad từ lâu đã trở thành món ăn ưa chuộng của những người đang giảm cân hay đang tuân thủ chế độ ăn uống "healthy". Tuy nhiên, không ít người lại cảm thấy khó chịu và đầy bụng sau khi ăn salad. Vậy đâu là nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này?

  • 13/03/2025

    Những dấu hiệu đau chân mà bạn không nên xem nhẹ

    Chúng ta đều từng bị đau chân tại một thời điểm nào đó trong đời. Chẳng hạn như đau do bị ngã hoặc bị chuột rút, nhưng những cơn đau đó thường nhanh chóng qua đi khi bạn sử dụng thuốc giảm đau.

  • 12/03/2025

    Nguyên cứu mới: Pha trà giúp loại bỏ kim loại nặng trong nước

    Nghiên cứu gần đây tại Mỹ cho thấy, trà không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe mà còn có thể giúp loại bỏ kim loại nặng trong nước.

Xem thêm