Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viêm phổi ở trẻ tái phát nhiều lần và hướng xử trí

Viêm phổi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sức đề kháng của trẻ. Do một lý do nào đó như: Thời tiết chuyển mùa, sức đề kháng kém… dẫn đến trẻ mắc viêm phổi sẽ bị tái đi tái lại nhiều lần, khiến quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn.

1. Viêm phổi và viêm phổi tái phát ở trẻ em

Viêm phổi là bệnh gây tổn thương nhu mô phổi, kèm theo các dấu hiệu ho, khó thở, nhịp thở nhanh, đau ngực… các triệu chứng này thay đổi theo tuổi. Đây là một bệnh lý nhiễm trùng phổ biến, có tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở trẻ dưới 5 tuổi.

Do sức đề kháng ở trẻ, môi trường ẩm thấp cũng là nguyên nhân khiến trẻ nhiễm virus hợp bào, làm suy giảm sức đề kháng, rất dễ bị viêm phổi. Nhiều trẻ thường xuyên nhập viện do viêm phổi, nhất là khi thời tiết chuyển mùa.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2000, trung bình mỗi trẻ mắc 0,28 đợt/ năm, tỉ lệ này khác nhau giữa các khu vực. Ở các nước Đông Nam Á, tỉ lệ này cao gấp 7 lần so với các nước phát triển.

Việt Nam là nước có tỉ lệ mắc viêm phổi hàng năm cao nhất thế giới. Theo số liệu thống kê của các cơ sở y tế trong nước, viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu khi trẻ được đưa đến khám, cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ.

Viêm phổi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sức đề kháng của trẻ.

2. Các nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần

Có rất nhiều tác nhân làm trẻ tái phát nhiều lần bệnh viêm phổi như:

  • Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột.

  • Nguồn nước, nguồn không khí ngày càng ô nhiễm và nhiều khói bụi.

  • Môi trường sống đông đúc, kém vệ sinh.

  • Tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá từ những người xung quanh (hút thuốc thụ động)

Ngoài ra, các yếu tố thuộc về cách chăm sóc trẻ, trong đó có những sai lầm trong quá trình chăm sóc cũng là tác nhân khiến bệnh viêm phổi ở trẻ tái phát. Do trẻ hiếu động, chạy nhảy, cộng với thời tiết chuyển mùa nên khi trẻ ra mồ hôi nhiều không thay quần áo ngay khiến trẻ bị "mồ hôi ngấm ngược". Nhiều gia đình thấy trẻ nóng quá thì hạ nhiệt độ điều hòa, cho quạt số to…

Có trẻ viêm phổi tái phát do yếu tố sinh non tháng, trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, thiếu kẽm, trẻ không được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch, không được chăm sóc sức khỏe ban đầu tốt…

Hoặc các trẻ có dị tật bẩm sinh đường hô hấp, trẻ suy giảm miễn dịch bẩm sinh cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và bệnh dễ tái lại nhiều lần hơn.

Như vậy, trẻ em không phải là "người lớn thu nhỏ" như quan niệm của nhiều người. Các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể của trẻ đều còn rất non yếu và chưa hoàn thiện, do đó trẻ dễ bị các tác động làm khởi phát viêm phổi, khiến cho bệnh dễ tái đi tái lại nhiều lần.

Bên cạnh đó, tình trạng lạm dụng kháng sinh vài năm trở lại đây đã làm cho tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam đáng báo động. Sử dụng tràn lan, không hợp lý các kháng sinh, gây ảnh hưởng không nhỏ tới người bệnh, đặc biệt với trẻ nhỏ.

Mặt khác, thói quen tự ý mua thuốc tại các nhà thuốc ngoài cộng đồng của cha mẹ cũng là một trong những nguyên nhân của việc điều trị không triệt để bệnh viêm phổi, làm cho bệnh tái phát nhiều lần ở trẻ và làm tình trạng kháng kháng sinh ngày một trầm trọng hơn.

Viêm phổi sẽ gây tổn thương nhu mô phổi, kèm theo các dấu hiệu ho, khó thở, nhịp thở nhanh, đau ngực.

3. Hướng xử trí khi bệnh viêm phổi ở trẻ tái phát nhiều lần

3.1. Về vấn đề điều trị

- Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh, thuốc giảm ho điều trị cho con tại nhà. Bởi ho là phản xạ sinh lý để tống xuất chất đờm ra khỏi đường thở, làm thông thoáng đường thở.

- Việc sử dụng kháng sinh để điều trị viêm phổi cho trẻ cũng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế tình trạng kháng kháng sinh ở trẻ và giúp cho việc điều trị tối ưu và triệt để hơn.

- Khi trẻ có các dấu hiệu của viêm phổi, cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị

3.2. Một số cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà

- Nếu trẻ sốt ≥ 38,5°C, cho trẻ uống thuốc hạ sốt (các lần uống thuốc cách nhau từ 4 đến 6h) hoặc có thể chườm ấm (nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể trẻ khoảng 2 độ C)

- Phương pháp vỗ rung cho trẻ khi bị ho có đờm giúp đờm trong phế quản long ra và thải ra ngoài dễ dàng nhờ vào phản xạ ho của trẻ.

- Có thể dùng quất hấp mật ong, hoa hồng bạch hấp đường phèn, gừng, húng chanh cho trẻ uống để giảm ho.

Khi bị viêm phổi nên sử dụng các loại khăn giấy mềm dùng 1 lần để lau đờm hoặc dãi trẻ.

3.3. Vệ sinh

- Vệ sinh mũi miệng: Nên sử dụng các loại khăn giấy mềm dùng 1 lần để lau đờm hoặc dãi trẻ. Nếu dùng khăn xô thì phải đặc biệt chú ý vệ sinh khăn sạch sẽ, việc dùng đi dùng lại khăn xô đã nhiễm bẩn và không được giặt sạch sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn/virus bám trên khăn quay trở lại cơ thể trẻ.

- Vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, đồ dùng, quần áo của trẻ.

- Người chăm sóc cần rửa tay sạch sẽ khi chăm sóc và chuẩn bị đồ ăn cho trẻ.

3.4. Chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần

- Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt và đa dạng bữa ăn để đảm bảo trẻ được cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

- Cho trẻ ăn theo nhu cầu, nên chia nhiều bữa trong ngày, không nên ép trẻ ăn hết phần thức ăn cha mẹ đã chuẩn bị.

Việc sử dụng kháng sinh để điều trị viêm phổi cho trẻ cũng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

4. Các biểu hiện nặng của bệnh viêm phổi ở trẻ em

Đa số viêm phổi ở trẻ lớn thường khởi đầu bằng sốt, ho, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (viêm mũi họng cấp). Nặng hơn có thể kèm theo khó thở, vã mồ hôi, rét run, mệt và bú kém. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể sốt hoặc không.

Trẻ khó thở có nhịp thở nhanh theo lứa tuổi:

  • Dưới 2 tháng: ≥ 60 lần/phút,

  • Từ 2 đến 12 tháng: ≥50 lần/phút,

  • Từ 1 đến 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút,

  • Trên 5 tuổi: ≥ 30 lần/phút.

‎Đặc biệt, khi trẻ có các biểu hiện như: Tím tái, không uống được, li bì, khó đánh thức, co giật, suy dinh dưỡng nặng, phập phồng cánh mũi, co kéo cơ liên sườn, rút lõm lồng ngực, hõm ức thì sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng suy hô hấp cấp tính và có thể tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Cần nhập viện ngay khi trẻ có các dấu hiệu sau:

  • Trẻ có sốt, ho, khò khè, thở nhanh co lõm ngực, đặc biệt trẻ dưới 6 tháng tuổi.

  • Trẻ không thể uống đủ thuốc.

  • Nôn nhiều, ăn uống kém.

  • Điều trị ngoại trú thất bại khi trẻ có dấu hiệu không thuyên giảm hoặc nặng lên sau 48 - 72 giờ điều trị.

Đa số viêm phổi ở trẻ thường khởi đầu bằng sốt, ho, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

5. Phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ em

- Để phòng bệnh viêm phổi, nên cho trẻ được bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý.

- Trẻ bị viêm phổi chủ yếu do trẻ bị nhiễm từ cộng đồng (trong gia đình hoặc bên ngoài). Do vậy, cần tạo cho trẻ có môi trường sống trong lành: Không khói thuốc lá và các ô nhiễm khác.

- Tránh tiếp xúc đám đông, đặc biệt người ốm có dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho… chủ động phòng ngừa: Đeo khẩu trang khi cần, rửa tay thường xuyên.

- Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch theo quy định. Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh đặc hiệu, nhằm tạo cho trẻ có miễn dịch chủ động chống lại bệnh tật khi bị lây nhiễm, góp phần tạo nên cơ thể khỏe mạnh, giảm nguy cơ viêm phổi và các bệnh tật khác.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Viêm phổi do virus ở trẻ em: Triệu chứng, điều trị và cách chăm sóc, phòng ngừa.

BS. Trần Anh Tuấn - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 07/07/2025

    Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý cảm nắng nhanh chóng

    Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

  • 07/07/2025

    8 thực phẩm nên tránh để bảo vệ gan khỏe mạnh

    Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.

  • 07/07/2025

    Liệu bạn có đang lo lắng về hiệu suất tình dục?

    Tình dục được cho là một hoạt động thú vị, nhưng thật khó để vui vẻ nếu bạn liên tục lo lắng về việc mình đang làm tốt như thế nào. Nếu bạn muốn làm cho cuộc sống tình yêu của mình trở nên hấp dẫn trở lại, hãy tìm hiểu lý do tại sao bạn có thể bị lo lắng về hiệu suất tình dục và nhận một số mẹo để giúp bạn thoải mái.

  • 06/07/2025

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mất nước

    Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.

  • 06/07/2025

    Giải pháp làm mát không gian sống hiệu quả trong mùa hè

    Mùa hè với nền nhiệt cao kéo dài và độ ẩm tăng mạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác oi bức khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn và thường xuyên bị gián đoạn trong đêm.

  • 05/07/2025

    Uống bao nhiêu cà phê là quá nhiều?

    Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?

  • 05/07/2025

    Những câu hỏi thường gặp về nước kiềm

    Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.

  • 05/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

Xem thêm