Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hơn một phần ba các nước thu nhập thấp và trung bình phải đối mặt với gánh nặng kép của suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng và béo phì có thể dẫn đến các tác động qua nhiều thế hệ vì cả suy dinh dưỡng và béo phì của mẹ đều liên quan đến sức khỏe ở trẻ em.

Gánh nặng kép của béo phì và suy dinh dưỡng phản ánh sự thay đổi bức tranh dinh dưỡng, đặc biệt là vấn đề tiêu thụ thực phẩm

Theo tạp chí khoa học Lancet: béo phì và suy dinh dưỡng đang cùng tồn tại ở khoảng 1/3 các nước đang phát triển (45 trong số 123 quốc gia vào những năm 1990 và 48 trong số 126 quốc gia trong những năm 2010), đặc biệt là ở châu Phi cận Sahara, Nam Á và Đông Á và Thái Bình Dương.

Suy dinh dưỡng và béo phì có thể dẫn đến các tác động qua nhiều thế hệ vì cả suy dinh dưỡng và béo phì của mẹ đều liên quan đến sức khỏe  ở trẻ em. Do tốc độ thay đổi trong hệ thống thực cung cấp và tiêu thụ phẩm, ngày càng có nhiều người bị ảnh hưởng với cả hai dạng suy dinh dưỡng ở những thời điểm khác nhau trong cuộc sống,.

Tất cả các dạng suy dinh dưỡng đều có mẫu số chung - chế độ cung cấp và ăn uống thực phẩm không lành mạnh, không khoa học và kém bền vững. Thay đổi này tác động trực tiếp trên các hệ thống thực phẩm - từ sản xuất và chế biến, thông qua thương mại và phân phối, giá cả, tiếp thị và ghi nhãn, đến tiêu dùng và thải bỏ. Tất cả các chính sách và đầu tư có liên quan phải được xem xét lại một cách triệt để.

Trên toàn cầu, các ước tính gần 2,3 tỷ trẻ em và người lớn bị thừa cân, và hơn 150 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, ở các nước thu nhập thấp và trung bình, các vấn đề mới nổi này chồng chéo ở các cá nhân, gia đình, cộng đồng và quốc gia. Sự chồng chéo này - được gọi là gánh nặng của suy dinh dưỡng kép.

Các tác giả đã sử dụng dữ liệu khảo sát từ các quốc gia thu nhập thấp và trung bình trong những năm 1990 và 2010 để ước tính quốc gia nào phải đối mặt với gánh nặng suy dinh dưỡng gấp đôi. (trong dân số, hơn 15% người dân nhẹ cân, hơn 30% bị còi cọc , hơn 20% phụ nữ bị gầy, và hơn 20% người bị thừa cân). Trong những năm 2010, 14 quốc gia có thu nhập thấp nhất thế giới đã bị tăng gánh nặng suy dinh dưỡng gấp đôi so với những năm 1990. Tuy nhiên, các quốc gia có thu nhập cao nhất trong nhóm thu nhập thấp và trung bình ít bị ảnh hưởng so với những năm 1990. Các tác giả cho rằng điều này phản ánh tỷ lệ thừa cân ngày càng tăng ở các nước nghèo nhất, nơi dân cư vẫn phải đối mặt với tình trạng thấp còi và nhẹ cân.

Chế độ ăn uống lành mạnh làm giảm nguy cơ suy dinh dưỡng dưới mọi hình thức bằng cách thúc đẩy tăng trưởng, phát triển, miễn dịch khỏe mạnh, ngăn ngừa béo phì và các bệnh không lây nhiễm trong suốt cuộc đời. Các yếu tố tạo nên chế độ ăn uống lành mạnh là: thực hành cho con bú trong hai năm đầu; sự đa dạng và phong phú của các loại trái cây và rau quả, chất xơ, và các loại hạt; hạn chế thực phẩm có nguồn gốc động vật; hạn chế tối đa các loại thịt đã qua chế biến, các thực phẩm và đồ uống có năng lượng cao hay có thêm đường, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và muối.

Các vấn đề suy dinh dưỡng mới nổi là liên quan tới việc tiêu thụ thực phẩm kém chất lượng: món ăn nhanh, chế biến sẵn để ăn khi di chuyển, tại nơi làm việc, ở nhà, khi tham gia giao thông và nơi giải trí; liên quan những vấn đề thừa cân, béo phì, đái tháo đường ở trẻ em, thanh niên, người trưởng thành, thậm chí trẻ nhỏ lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. 

Tiếp xúc với tình trạng thiếu dinh dưỡng sớm trong cuộc đời sẽ dẫn đến tình trạng thừa cân ngay từ thời thơ ấu và làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh không lây nhiễm - làm cho gánh nặng suy dinh dưỡng tăng gấp đôi và trở thành yếu tố chính gây ra bệnh tiểu đường type 2, cao huyết áp, đột quỵ, và bệnh tim mạch. Các tác động tiêu cực cũng có thể truyền qua các thế hệ - ví dụ, ảnh hưởng của tình trạng béo phì của mẹ đối với khả năng trẻ bị béo phì có thể bị trầm trọng hơn nếu người mẹ thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời.

Như vậy chiến lược phòng chống phải đồng thời qun tâm cả 2 vấn đề nhằm giải quyết tình trạng thiếu dinh dưỡng, nhưng cần được thiết kế để không gây ảnh hưởng làm gia tăng vấn đề thừa cân béo phì.  Chúng bao gồm các mục tiêu chính từ cải thiện chăm sóc tiền sản và cho con bú, đến phúc lợi xã hội, và các chính sách hệ thống nông nghiệp và thực phẩm mới với chế độ ăn uống lành mạnh.

Hệ thống cung cấp thực phẩm tươi sống giảm dần, thay bằng các siêu thị và các công ty thực phẩm và nông nghiệp toàn cầu ở nhiều quốc gia.

Hệ thống kinh tế- chính trị, hệ thống hàng hóa thực phẩm và mô hình bất bình đẳng ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, thực trạng dinh dưỡng mới đòi hỏi một cộng đồng rộng lớn của bên liên quan làm việc cùng nhau để củng cố và liên kết với nhau trên quy mô toàn cầu. Nếu không có sự chuyển đổi hệ thống thực phẩm thực sự sâu sắc, chi phí cho kinh tế, xã hội và môi trường khi không hoạt động hiệu quả sẽ cản trở sự tăng trưởng và phát triển của các cá nhân và xã hội trong nhiều thập kỷ tới.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Gánh nặng kép về dinh dưỡng

BS. Đoàn Ngọc Hà - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo WHO
Bình luận
Tin mới
  • 15/01/2025

    Ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

    Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

  • 15/01/2025

    Đón năm mới khỏe mạnh cùng thói quen chăm sóc sức khỏe từ chuyên gia

    Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

  • 14/01/2025

    Chế độ ăn khi bị nhiễm giun tóc

    Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.

  • 14/01/2025

    Bệnh tim mạch mùa lạnh ở người cao tuổi: Nhận biết sớm và phòng tránh

    Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.

  • 14/01/2025

    Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm: Những điều cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe

    Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?

  • 13/01/2025

    THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2025

    Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:

  • 13/01/2025

    6 thực phẩm tốt nhất cho người bệnh viêm phổi

    Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.

  • 13/01/2025

    Các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông và cách phòng tránh

    Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.

Xem thêm