Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thực phẩm giúp giảm nguy cơ ung thư vú - Phần 2

Những gì bạn ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Chế độ ăn uống và dinh dưỡng là một khía cạnh quan trọng trong việc phòng chống ung thư vú.

Axit béo omega-3

Được tìm thấy nhiều trong cá nước lạnh, axit béo omega-3 là một chất dinh dưỡng thiết yếu hỗ trợ hệ miễn dịch của bạn.

Năm 2015, một nghiên cứu kéo dài một năm đã đánh giá hiệu quả của omega-3 đối với những phụ nữ béo phì và có mật độ mô vú dày. Phụ nữ có mật độ mô vú dày dễ bị ung thư vú gấp sáu lần so với những phụ nữ có mô vú ít dày hơn. Trong nghiên cứu này, giảm mật độ vú liên quan đến lượng axit béo omega-3 được sử dụng. Điều này được cho là làm giảm nguy cơ ung thư vú.

Có thể tìm thấy hàm lượng omega-3 cao trong:

  • cá hồi
  • cá mòi
  • cá trích
  • dầu cá, chẳng hạn như dầu gan cá tuyết

Ngoài ra còn có thể được tìm thấy trong:

  • Quả óc chó
  • hạt lanh
  • các loại dầu hạt

Lignans và saponin

Lignans và saponin là những polyphenol và có thể có đặc tính chống ung thư. Chúng thường được tìm thấy trong đậu, chẳng hạn như:

  • đậu lăng
  • đậu Hà Lan
  • đậu tây

Đậu cũng chứa nhiều:

  • chất chống oxy hóa
  • chất đạm
  • folate
  • chất xơ

Các loại ngũ cốc

Ngũ cốc cũng chứa nhiều polyphenol chống ung thư. Chúng cũng bao gồm các chất dinh dưỡng quan trọng khác, chẳng hạn như chất xơ, magiê và protein.

Các loại ngũ cốc phổ biến bao gồm:

  • gạo lức
  • cháo bột yến mạch
  • Ngô
  • lúa mạch

Gia vị và thực phẩm bổ sung

Capsaicin

Cả ớt khô và tươi đều chứa capsaicin. Cho đến gần đây, capsaicin chủ yếu được biết đến như là một phương pháp điều trị đau đầu hiệu quả.

Một nghiên cứu nhỏ năm 2016 cho thấy capsaicin có thể ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ác tính ở một số người bị ung thư vú. Nghiên cứu được thực hiện trong phòng thí nghiệm trên các mẫu mô từ phụ nữ có các loại ung thư vú khác nhau.

Mô từ những người bị ung thư vú âm tính ba lần nhận được kết quả hứa hẹn nhất. Loại ung thư này rất nặng và có thể khó điều trị vì nó không đáp ứng với liệu pháp hormon.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng không thể ăn đủ ớt để nhân đôi các kết quả thu được trong phòng thí nghiệm. Capsaicin có thể được dùng như là một loại thực phẩm bổ sung, nhưng ăn quá nhiều có thể gây kích thích đường tiêu hóa của bạn.

Tỏi

Thuộc họ allium, tỏi được biết đến với hương vị đặc biệt và hương thơm của nó. Có mối liên hệ giữa việc tăng lượng tỏi và các loại rau họ allium khác ăn vào, chẳng hạn như hành tây, với giảm sự tăng trưởng của các tế bào ung thư vú.

Các nhà nghiên cứu trong một nghiên cứu năm 2017 đã phân tích tác dụng của tỏi và các loại rau allium khác trên tế bào ung thư vú. Họ đã tìm thấy một hiệu ứng tích cực trên cả dạng ung thư vú phụ thuộc estrogen và không phụ thuộc estrogen.

Nhiều nghiên cứu về nguy cơ ung thư vú và tỏi là cần thiết để xác định kết quả thuyết phục và khuyến cáo liều lượng.

 

Nghệ

Nghệ có chứa chất curcumin, một chất có đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa mạnh.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng curcumin có thể giúp làm giảm tác dụng độc tính của một số tế bào ung thư vú và có khả năng ức chế sự phát triển tế bào ung thư. Cần nghiên cứu thêm để xác định tác dụng đầy đủ của nó đối với các tế bào ung thư.

Curcumin không ổn định trong nước và  được hấp thu kém.

Hiện tại, không có sự đồng thuận khoa học về liều dùng curcumin hàng ngày, mặc dù liều lượng phổ biến trong các nghiên cứu là từ 200 đến 500 mg curcumin mỗi ngày.

Có nên tránh các loại thực phẩm có chứa isoflavones hay không

Một số loại thực phẩm, chẳng hạn như các sản phẩm đậu nành, có chứa isoflavone. Isoflavone có cấu trúc tương tự như hormone estrogen. Thực phẩm giàu isoflavone còn được gọi là thực phẩm giàu phytoestrogen.

Isoflavones liên kết với các vị trí tương tự estrogen, nhưng mang lại kết quả khác nhau trong cơ thể của bạn. Ví dụ, estrogen có thể làm tăng tình trạng viêm ở những vùng nhất định trong cơ thể của bạn, và isoflavone thì không.

Việc sử dụng isoflavones hiện đang gây tranh cãi, nhưng một đánh giá toàn diện năm 2016 còn lo ngại tằng isoflavone có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Trong thực tế, một số nghiên cứu cho thấy rằng isoflavones mang lại lợi ích sức khỏe tích cực, bao gồm cả việc chống ung thư.

Khi tiêu thụ đậu nành, nên chọn các sản phẩm như:

  • đậu hũ
  • miso
  • đậu nành non
  • sữa đậu nành

Nếu bạn đang ăn một chế độ có chứa lượng isoflavone cao, hãy hạn chế uống rượu.

Thực phẩm nên hạn chế hoặc tránh

Không có nhóm thực phẩm hoặc thực phẩm cụ thể nào đã được chứng minh có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh ung thư vú. Tuy nhiên, một số bằng chứng liên quan đến việc sử dụng rượu làm tăng tỷ lệ ung thư vú ở một số phụ nữ.

Người ta nghĩ rằng uống đồ uống có cồn có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú dương tính với thụ thể hormone. Điều này có thể do rượu có thể làm tăng nồng độ estrogen và các hormon khác có liên quan đến dạng ung thư vú này.

Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn, dữ liệu hiện tại ước tính rằng những phụ nữ uống 3 ly đồ uống có cồn mỗi tuần có khả năng phát triển ung thư vú cao hơn 15%. Nguy cơ này có thể tăng thêm 10% cho mỗi lần uống rượu hàng tuần.

Chế độ ăn uống cần tuân thủ

Không có bất kỳ chế độ ăn uống chống ung thư nào. Điều tốt nhất bạn có thể làm là ăn một chế độ ăn uống cân bằng, giàu trái cây và rau quả. Bạn cũng nên giảm hoặc loại bỏ các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm giàu đường, chất béo bão hòa, và chất béo trans.

Ví dụ, chế độ ăn Địa Trung Hải được khuyến khích vì tập trung vào ăn các loại thực phẩm như:

  • trái cây
  • rau
  • các loại ngũ cốc
  • cây họ đậu
  • dầu ô liu

Chế độ ăn này cũng khuyến khích ăn cá và gia cầm thay vì thịt đỏ vì thịt đỏ có chứa chất béo bão hòa.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bảo vệ con gái bạn khỏi ung thư cổ tử cung

CTV Võ Dung

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

Xem thêm