Dầu ôliu
Dầu ôliu là một loại chất béo tốt cho sức khỏe rất nổi tiếng và hiện tại, các nghiên cứu đã gợi ý rằng, dầu ôliu có thể giúp chống lại tình trạng ung thư. Nghiên cứu 5 năm trên 4300 phụ nữ ghi lại việc chế độ ăn Địa Trung Hải ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú như thế nào. Một nhóm phụ nữ tiêu thụ dầu ôliu nguyên chất, một nhóm khác tiêu thụ các loại hạt và nhó thứ ba giảm lượng chất béo nạp vào. Nhóm được bổ sung dầu ôliu có nguy cơ bị chẩn đoán ung thư vú thấp hơn 62% so với những phụ nữ cắt giảm chất béo.
Cà phê
Các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc chỉ ra rằng, một ly cà phê mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ ung thư đi khoảng 3%. Tác dụng của cà phê thậm chí sẽ còn cao hơn nếu phụ nữ sử dụng liệu pháp hormone tamoxifen – một loại điều trị tiêu chuẩn cho những người bị ung thư vú dương tính với thụ thể estrogen. Nghiên cứu khác tại Thụy Điển chỉ ra rằng phụ nữ uống trên 2 ly/ngày khi đang sử dụng thuốc sẽ giúp làm giảm nguy cơ ung thư xuống còn khoảng một nửa.
Táo
Đừng gọt mất phần vỏ táo bởi vỏ táo có chứa các thành phần chống ung thư. Theo các nghiên cứu, triterpenoid và các hóa chất thực vật có trong vỏ táo có thể giúp ức chế hoặc tiêu diệu sự phát triển ủa các tế bào ung thư vú.
Quả óc chó
Một bữa phụ nhỏ có thể có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng dự phòng ung thư. Khi chuột bị ung thư vú như người ăn 2 khẩu phần óc chó mỗi ngày, khả năng phát triển của khối u sẽ bị ức chế khoảng 80%. Ngoài ra, nhóm chuột ăn óc chó sẽ có ít khối u hơn khoảng 40% so với những chuột không ăn óc chó. Mặc dù cần có thêm nghiên cứu về hiệu quả của óc chó, nhưng việc bổ sung thêm một vài quả óc chó một ngày vào trong bữa ăn sẽ không gây hại gì cho bạn cả.
Cá hồi
Các hồi là một loại cá phổ biến rất giàu axit béo omega 3. Tổng hợp từ 21 nghiên cứu chỉ ra rằng, tiêu thụ các axit béo omega 3 không bão hòa đa từ cá có thể làm giảm 14% nguy cơ ung thư. Vì có chứa những chất chống viêm, nên các axit béo omega 3 có thể làm giảm mật độ ngực ở phụ nữ bị béo phì sau mãn kinh. Điều này là vô cùng quan trọng bởi những người có mật độ mô vú dày có nguy cơ bị ung thư cao hơn 6 lần.
Bông cải xanh
Bông cải xanh cùng họ với cải xoăn, cải bắp, củ cải đỏ và bông cải trắng. Vi chất dinh dưỡng quan trọng nhất của bông cải xoăn sẽ giúp ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển, nhưng nghiên cứu đã cho thấy rằng, bông cải xanh đặc biệt sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ sau mãn kinh.
Cà rốt
Lượng carotenoid cao trong cà rốt có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư vú đi khoảng 28%, theo một nghiên cứu tại Harvard. Đặc biệt, alpha carotene và beta carotene có thể giúp làm giảm nguy cơ tái phát ung thư đi khoảng 68%.
Cần tây
Cần tây có chứa một hóa chất tên là apigenin. Trong thí nghiệm, chuột bị ung thư vú tiếp xúc với apigenin sẽ phát triển khối u ít hơn và việc hình thành khối u cũng sẽ chậm hơn. Các nhà khoa học không chắc chắn về việc bổ sung bao nhiêu apigenin sẽ có lợi cho sức khỏe, nhưng khuyến nghị nên ăn một chút mỗi ngày.
Việt quất
Nghiên cứu năm 2010 chỉ ra rằng, các hóa chất thực vật có trong quả việt quất hoạt động rất hiệu quả để chống lại các tế bào ung thư và có thể ngăn chặn việc ung thư lan rộng. Các hóa chất này còn có thể ảnh hưởng đến kích thước khối u. Khối u ở chuột được điều trị bằng chiết xuất việt quất sẽ có khối u nhỏ hơn so với những con chuột không được điều trị bằng việt quất.
Ngũ cốc
Chưa bao giờ là muộn để chống lại bệnh ung thư vú, do vậy, bạn có thể bắt đầu dự phòng ung thư từ khi còn là thanh thiếu niên. Nghiên cứu tại đại học Harvard chỉ ra rằng những người ăn chế độ ăn giàu chất xơ, ví dụ như bánh mỳ nguyên cám và các loại đậu có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú đi khoảng 16%.
Các nhà nghiên cứu đã ghi lại khẩu phần ăn của hơn 90.000 phụ nữ trong vòng 4 năm. Những người ăn chế độ ăn giàu chất xơ có thể giảm nguy cơ ung thư vú đi khoảng 24% trước khi mãn kinh và việc bổ sung 10g chất xơ mỗi ngày có thể làm giảm 13% nguy cơ ung thư.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thói quen đơn giản giúp phòng chống ung thư vú
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.