Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thực phẩm bổ sung probiotic có tác dụng giảm cân hay không?

Thực phẩm bổ sung probiotic chứa các lợi khuẩn, men vi sinh giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Liệu bổ sung probiotic có giúp giảm cân, cải thiện vóc dáng hay không?

Nguồn lợi khuẩn tự nhiên phổ biến là thực phẩm, đồ uống lên men.

Thực phẩm giàu probiotic là gì?

Thực phẩm giàu probiotic có chứa các lợi khuẩn và men vi sinh có lợi cho hệ tiêu hóa. Một số thực phẩm có chứa probiotic tự nhiên qua quá trình lên men. Ngoài ra, còn có đồ uống và thực phẩm chức năng chứa các chủng lợi khuẩn dưới dạng bột, viên hoặc dung dịch.

Khi bạn sử dụng thực phẩm giàu probiotic, hệ vi sinh vật trong đường ruột được chăm sóc, lợi khuẩn sẽ phát triển tốt hơn. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh có ảnh hưởng tích cực tới nhiều hệ cơ quan và sức khỏe toàn thân.

Ngoài probiotic, trên thị trường còn có các sản phẩm cộng sinh (synbiotic), là sự kết hợp của probiotic và các chất xơ prebiotic.

Nghiên cứu đã chứng minh, bổ sung probiotic hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị nhiều vấn đề rối loạn tiêu hóa, dị ứng và rối loạn mỡ máu.

Thực phẩm giàu probiotic có giúp giảm cân không?

Một số Nghiên cứu cho thấy bổ sung probiotic giúp giảm trọng lượng cơ thể, thu nhỏ số đo vòng eo

Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung probiotic giúp giảm trọng lượng cơ thể, thu nhỏ số đo vòng eo.

Các nghiên cứu về công dụng hỗ trợ giảm cân của thực phẩm giàu probiotic cho nhiều kết quả khả quan, nhưng chưa có kết luận chắc chắn. Một phân tích hệ thống từ 200 nghiên cứu về thực phẩm 

bổ sung probiotic cho thấy, bổ sung probiotic hoặc synbiotic giúp giảm cân, giảm số đo vòng eo và giảm chỉ số khối cơ thể (BMI).

Tuy giới khoa học chưa tìm ra tất cả các mối liên hệ giữa vi sinh vật đường tiêu hóa với trọng lượng cơ thể, các bằng chứng hiện tại chỉ ra một số cơ chế sau:

- Cảm giác thèm ăn: Một số chủng lợi khuẩn sản sinh ra các chất ảnh hưởng đến não bộ, tạo cảm giác no.

- Tích tụ mỡ: Vi sinh vật đường tiêu hóa còn tác động tới các enzyme có nhiệm vụ kích thích cơ thể dự trữ mỡ thừa.

- Hiện tượng viêm: Viêm mạn tính góp phần dẫn tới thừa cân, béo phì. Một số vi khuẩn có thể làm tăng hiện tượng viêm trong cơ thể.

- Nhịp sinh học: Một số vi khuẩn đường tiêu hóa có thể làm xáo trộn nhịp sinh học cơ thể, từ đó có thể làm tăng cân.

- Hấp thụ năng lượng: Một số chủng vi khuẩn có xu hướng hấp thu nhiều calo và chất béo từ thức ăn hơn.

Tuy nhiên, theo Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ (NIH), tác dụng kiểm soát cân nặng của probiotic phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chủng lợi khuẩn mà bạn sử dụng; Liều dùng; Thời gian sử dụng; Độ tuổi, giới tính và trọng lượng cơ thể hiện tại.

Các thí nghiệm lâm sàng cho thấy, những chủng lợi khuẩn có tiềm năng nhất gồm: Lactobacillus gasseri, Lactobacillus plantarum và Bifidobacterium. Nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng trên thị trường kết hợp nhiều chủng lợi khuẩn cùng lúc. Dù vậy, các nhà khoa học chưa có khuyến cáo về liều lượng hiệu quả và an toàn khi bổ sung probiotic với mục đích giảm cân. Tốt nhất, người tiêu dùng nên trao đổi với bác sĩ để tìm ra sản phẩm phù hợp nhất, tránh lạm dụng bổ sung men vi sinh khi không cần thiết.

Một số thực phẩm giàu probiotic tự nhiên gồm: Sữa chua, bắp cải muối, kimchi, rau củ ngâm chua, nấm sữa kefir, tương miso, tempeh. Phối hợp những thực phẩm này với chế độ ăn lành mạnh và tập luyện đều đặn góp phần kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam tư vấn, cung cấp chế độ dinh dưỡng cá thể dành cho những người đang điều trị các bệnh mạn tính, trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân béo phì phụ nữ mang thai và cho con bú,... Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 hoặc 024.3633.5678

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hiệu quả của Probiotics lên sức khỏe con người.

Quỳnh Trang - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 09/12/2024

    Phòng ngừa loãng xương ở người cao tuổi

    Với tỷ lệ mắc cao ở người cao tuổi, loãng xương là mối đe dọa tiềm tàng dẫn đến gãy xương và suy giảm chất lượng cuộc sống. Cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu các biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả để đối phó với căn bệnh này!

  • 09/12/2024

    4 lý do nên thêm nghệ vào chế độ ăn trong mùa đông

    Nghệ không chỉ là loại gia vị tốt mà còn có tác dụng hỗ trợ chữa một số bệnh. Dưới đây là 4 lợi ích sức khỏe khi sử dụng nghệ trong mùa đông.

  • 08/12/2024

    Chế độ dinh dưỡng cho trẻ gái dậy thì sớm

    Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.

  • 08/12/2024

    Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

    Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.

  • 08/12/2024

    Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp ích cho làn da của bạn như thế nào?

    Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.

  • 07/12/2024

    Bí quyết để xương chắc khỏe ở thời kỳ mãn kinh

    Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.

  • 07/12/2024

    Nên làm gì khi bé gái dậy thì sớm?

    Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.

  • 07/12/2024

    Hút thuốc lá điện tử làm giảm lưu lượng máu của cơ thể

    Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.

Xem thêm