Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Probiotics: Những điều cần biết

Probiotics là một lĩnh vực tương đối mới về dinh dưỡng nhưng các nhà khoa học đã phát hiện ra chúng vào đầu những năm 1900. Các nhà khoa học đã quan sát thấy những lợi ích liên quan đến sức khỏe từ việc tiêu thụ nhiều vi khuẩn sản sinh axit lactic. Kể từ đó, đã có hơn 20.000 nghiên cứu trong lĩnh vực Probiotics và ý nghĩa sức khỏe của chúng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới độc giả những kiến thức về Probiotics dưới góc nhìn của khoa học.

Có hàng nghìn tỷ vi sinh vật có lợi cho sức khỏe cư trú tại đường tiêu hóa, giúp cơ thể chúng ta hoạt động tốt nhất mỗi ngày. Chúng được gọi là lợi khuẩn, những vi sinh vật này đóng vai trò hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, phòng ngừa bệnh và thậm chí tạo ra các vitamin.

Chúng liên quan chặt chẽ đến một thuật ngữ có thể rất quen thuộc - hệ vi sinh vật, dùng để nhắc tới thế giới vi mô bí ẩn trong đường ruột mà các nhà khoa học đang nghiên cứu một cách nghiêm ngặt. Mỗi ngày, họ liên kết những tác động mới tới sức khỏe con người với các môi trường vi khuẩn có lợi và có hại, giúp thúc đẩy ngành công nghiệp trị giá hơn 35 tỷ USD hiện nay.

Niềm đam mê của các nhà khoa học với hệ vi sinh vật đang khởi đầu cho một lĩnh vực thậm chí còn mới hơn gọi là dược phẩm, ngành khoa học sử dụng các sản phẩm y tế dựa trên hệ vi sinh vật để tác động đến sức khỏe con người.

Tác dụng thực sự của Probiotics?

Vẫn còn nhiều điều mà các nhà khoa học chưa hiểu về Probiotics, nhưng các nghiên cứu cho đến nay đã xác định được một số chức năng của chúng, bao gồm:

  • Tăng cường sức khỏe và duy trì lớp tế bào của đường tiêu hóa.
  • Hỗ trợ miễn dịch.
  • Kiểm soát tình trạng viêm.

Với những phát hiện này, các nhà khoa học đang bắt đầu tiến hành các nghiên cứu mở rộng hơn về hệ vi sinh vật. Họ nghi ngờ rằng nếu Probiotics đóng vai trò quyết định trong các chức năng của cơ thể, thì chúng cũng có thể có vai trò trong các bệnh lý và tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe đường tiêu hóa, khả năng miễn dịch và viêm toàn thân.

Lợi ích sức khỏe tiềm tàng của Probiotics

Probiotic là nền tảng cho sức khỏe của chúng ta. Một hệ vi sinh vật khỏe mạnh có thể ngăn ngừa và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, nhiễm trùng nấm men, bệnh răng miệng, dị ứng thực phẩm và bệnh chàm.

Để đạt được những lợi ích này, bạn có thể quan tâm đến cách khắc phục nhanh chóng bằng cách bổ sung Probiotics. Nhưng trước tiên, hãy biết rằng việc bổ sung Probiotics có thể ảnh hưởng đến mọi người theo những cách khác nhau và đặc biệt đối với người lớn tuổi, những lợi ích quảng cáo của chúng cần được nghiên cứu thêm. Theo đó, chất lượng của các nghiên cứu về lợi ích của Probiotics khác nhau tùy thuộc vào căn bệnh được đề cập.

Cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa

Probiotics, dù dưới dạng thức ăn hay thực phẩm bổ sung, có thể giúp giảm tình trạng tiêu chảy do sử dụng kháng sinh, hỗ trợ điều trị ung thư và nhiễm trùng bệnh viện. Các chủng vi khuẩn Streptococcus và Lactobacillus có thể có ích, nhưng các bác sỹ cũng sử dụng các chủng nấm men, chẳng hạn như nhiều loại Saccharomyces boulardii, để ngăn ngừa tiêu chảy.

Nếu sữa khiến bạn bị đầy hơi, bạn có thể đang mắc chứng bất dung nạp lactose, nguyên nhân là do thiếu hụt enzyme lactase. Tin tốt là Probiotics dường như giúp tiêu hóa đường lactose tốt hơn. Các nghiên cứu cho thấy rằng Probiotics được sử dụng để làm sữa chua (Lactobacillus delbrueckii và Streptococcus thermophilus) giúp giải phóng lactase, đảm nhận nhiệm vụ tiêu hóa lactose thông thường của cơ thể.

Nếu tình trạng đầy hơi không phải do bất dung nạp lactose hoặc liên quan đến tiêu chảy tái phát do bất kỳ lý do nào nêu trên, bạn có thể mắc một tình trạng gọi là hội chứng ruột kích thích (IBS). Đây là một chẩn đoán cho các triệu chứng tiêu hóa không giải thích được kéo dài ít nhất ba tháng, chẳng hạn như đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy và táo bón. Một số nghiên cứu cho thấy Probiotics có thể giúp giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.

Đừng nhầm lẫn hội chứng ruột kích thích với một bệnh đường tiêu hóa nghiêm trọng hơn được gọi là bệnh viêm ruột (IBD). Bệnh viêm ruột là một bệnh tự miễn được phân loại theo tình trạng viêm mãn tính. Bệnh Crohn, viêm loét đại tràng và viêm đại tràng không xác định là ba phân loại của bệnh viêm ruột. Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy Probiotics có thể là một liệu pháp đầy hứa hẹn cho bệnh viêm loét đại tràng. Tuy nhiên, tác dụng điều trị tương tự không được tìm thấy với bệnh Crohn và viêm đại tràng không xác định. Ngoài ra, nếu bạn đang mang thai thì đây là một tin tốt: Một nghiên cứu cho thấy việc bổ sung Probiotics (cụ thể là Lactobacillus) khi mang thai có thể giúp giảm buồn nôn, nôn và táo bón.

Thêm vào đó, việc bổ sung Probiotics có thể làm giảm trầm cảm, theo một nghiên cứu đã chứng minh. Mặc dù các tác giả không chắc chắn chính xác lý do tại sao, nhưng một giả thuyết cho rằng vì Probiotics có thể cải thiện các tình trạng như hội chứng ruột kích thích nên chúng cũng giúp cải thiện sức khỏe tâm thần.

Giảm nguy cơ ung thư

Phần lớn nghiên cứu về tác dụng tiềm ẩn của Probiotic đối với bệnh ung thư và khả năng miễn dịch đều liên quan đến các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và động vật về vi khuẩn axit lactic, có thể tìm thấy trong các sản phẩm sữa và một số chất bổ sung. Nói cách khác, những phát hiện này đòi hỏi phải nghiên cứu nhiều hơn, đặc biệt trên đối tượng là con người. Trong các nghiên cứu hiện tại, chủng Probiotics này dường như làm giảm hoạt động enzyme của các vi khuẩn tạo ra tế bào ung thư, có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư gan, đại tràng và bàng quang. 

Phòng ngừa dị ứng và rối loạn tiêu hóa

Probiotics và Prebiotics nói chung dường như ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống miễn dịch trong cơ thể và có xu hướng xảy ra trong giai đoạn đầu đời. Ví dụ, nếu người mẹ tiêu thụ thực phẩm giàu Probiotics khi đang mang thai, người mẹ có thể giúp trẻ giảm nguy cơ mắc các triệu chứng dị ứng, như phát ban trên da, nghẹt mũi và chảy nước mắt. Một số chủng cũng có thể làm giảm tỷ lệ mắc các triệu chứng rối loạn tiêu hóa mạn tính như bệnh celiac, bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.

Giảm nguy cơ mắc Covid-19

Nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng việc bổ sung Probiotics có thể làm giảm tỷ lệ mắc COVID-19, mặc dù các nghiên cứu này chỉ mang tính quan sát, vì vậy cần phải có những nghiên cứu chặt chẽ hơn. Ví dụ, một nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa vitamin tổng hợp, Probiotics, vitamin D hoặc chất bổ sung axit béo omega-3 và khả năng xét nghiệm dương tính với vi rút thấp hơn.

Cải thiện sức khỏe răng miệng

Probiotics có thể có lợi với đường tiêu hóa, mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn. Các lợi ích có thể bắt đầu từ miệng, nơi vi khuẩn có hại, còn được gọi là mảng bám, có thể bị giảm bớt nhờ Probiotics. Trong một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, các nhà nghiên cứu đã chia 90 trẻ em từ 13 đến 15 tuổi thành ba nhóm: Một nhóm được dùng thuốc khử trùng miệng, một nhóm nhận được nước súc miệng Probiotics, không nuốt và một nhóm được dùng giả dược. Nước súc miệng Probiotics có chứa Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus rhamnosus, Bifidobacteria longum và Saccharomyces boulardii. Sau hai tháng, nhóm sử dụng Probiotics có mức giảm mảng bám và nguy cơ viêm nướu cao nhất.

Probiotics cũng có thể giúp ngăn ngừa sâu răng vì các mảng bám (sự tích tụ của một số vi khuẩn, đặc biệt là liên cầu khuẩn, trên bề mặt răng) là nguyên nhân gây ra sâu răng. Probiotics giúp bảo vệ răng bằng cách hạ thấp nồng độ pH trong miệng và làm cho môi trường ít thuận lợi hơn cho các vi khuẩn có hại phát triển. Môi trường có độ pH thấp hơn (có tính axit cao hơn) chứa nhiều vi khuẩn có lợi sẽ có tác dụng bảo vệ răng miệng bên cạnh việc vệ sinh sạch sẽ và hạn chế đường.

Giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm

Probiotics cũng có thể giúp ngăn ngừa dị ứng thực phẩm, mặc dù vẫn cần nghiên cứu thêm. Một đánh giá cho thấy những bà mẹ mang thai, đang cho con bú sử dụng Probiotics hoặc khi cho trẻ sơ sinh sử dụng Probiotic có thể giúp ngăn ngừa bệnh chàm (một yếu tố nguy cơ gây dị ứng thực phẩm) ở trẻ em. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là bệnh chàm ở trẻ sơ sinh không phải lúc nào cũng báo hiệu dị ứng thực phẩm và có thể do da khô hoặc dị ứng theo mùa.

Các sản phẩm sữa lên men chứa hàm lượng lớn Probiotics nhưng cũng là một trong những chất gây dị ứng thực phẩm chính. Điều đó có nghĩa rằng có một số loại thực phẩm nên hạn chế với những người có vấn đề dị ứng để ngăn ngừa tình trạng này. Tuy nhiên, nếu bạn bị dị ứng thực phẩm, bạn có thể chọn nguồn Probiotics là thực phẩm lên men không từ sữa. Ví dụ kim chi, kombucha, dưa cải bắp và tương nén.

Hỗ trợ giảm cân thành công

Một lĩnh vực nghiên cứu khác về Probiotics đang phát triển là giảm cân. Ví dụ, một đánh giá cho rằng việc giảm viêm bằng cách cải thiện vi khuẩn đường ruột có thể chống lại tình trạng kháng insulin, dấu hiệu đặc trưng của bệnh tiểu đường type 2 và tích tụ chất béo.

Ngoài ra, một đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp cho thấy việc sử dụng thực phẩm bổ sung Probiotics có liên quan đến việc giảm chỉ số khối cơ thể (BMI), cân nặng và khối lượng mỡ khi sử dụng liều Probiotics ít nhất là 30 tỷ trong hơn 12 tuần.

Các tác giả công bố rằng số lượng, loại và thời gian sử dụng Probiotics cần được nghiên cứu thêm vì những thang đo không nhất quán trong mọi nghiên cứu. Probiotics và Prebiotics cho thấy sự giảm đáng kể, trong khi Synbiotics thì không, phần lớn là do thiếu nghiên cứu và sự khác biệt lớn giữa các nghiên cứu đã tác động tiêu cực đến việc phân tích. Tuy nhiên, các tác giả đã kết luận rằng những chất dinh dưỡng này là công cụ thiết yếu trong điều trị béo phì (sẽ nói thêm về sự khác biệt của chúng ở phần sau).

Nguồn thực phẩm tốt nhất chứa Probiotics là gì?

Một số loại thực phẩm tự nhiên có chứa những lợi khuẩn giúp hỗ trợ hệ vi sinh vật khỏe mạnh, một phần là nhờ quá trình lên men axit lactic. Điều này xảy ra khi vi khuẩn chuyển hóa đường hoặc những loại carbohydrate khác thành axit lactic, sau đó làm tăng số lượng vi khuẩn. Bia và bánh mì được lên men tự nhiên, nhưng những thực phẩm này không chứa vi khuẩn sống có lợi mà chúng ta gọi là Probiotics. Thực phẩm có chứa Probiotics bao gồm:

  • Sữa chua.
  • Nấm sữa.
  • Phô mai lên men, chẳng hạn như phô mai bơ sữa và phô mai tươi.
  • Kim chi.
  • Dưa cải sống.
  • Tương nén.
  • Tương Miso.
  • Trà Kombucha.
  • Đậu natto.
  • Các loại rau lên men lacto, chẳng hạn như dưa chua.

Tóm tắt

Probiotics là một phần của hệ vi sinh vật tự nhiên đóng vai trò thiết yếu đối với sức khỏe của chúng ta và có thể đóng vai trò chống lại một số tình trạng sức khỏe cũng như dị ứng thực phẩm. Mặc dù ăn thực phẩm chứa nhiều Probiotics là cách tốt nhất để đạt được những lợi ích này, nhưng bạn có thể tò mò về việc bổ sung chúng. Bổ sung Probiotics được coi là an toàn cho hầu hết mọi người, nhưng có thể gây rủi ro cho những người mắc bệnh nặng và những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương. Tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng chúng trong chế độ chăm sóc sức khỏe của bạn.

Hải Yến - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam - Theo Everyday Health
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

  • 18/11/2024

    6 loại thực phẩm bổ sung tốt cho sức khỏe tim mạch

    Một số thực phẩm bổ sung có thể giúp tăng cường hiệu quả của chế độ ăn uống lành mạnh và hỗ trợ sức khỏe trái tim.

Xem thêm