Kiến ba khoang là một loại bọ cánh cứng có tên khoa học là Paederus fuscipes (tên tiếng Anh là rove beetles). Hình dáng giống như một con kiến, có màu đen và vàng. Nó có thân hình nhỏ bé nhưng thải ra chất độc cực mạnh.
Kiến ba khoang chủ yếu bị thu hút bởi những khu vực sáng sủa với sự hiện diện của các nguồn sáng, đặc biệt là các tòa nhà cao tầng. Nếu bạn nhìn thấy chúng, đừng bao giờ cố gắng bóp chúng bằng tay.
Viêm da khi tiếp xúc với kiến ba khoang
Về mặt y học được gọi là viêm da tuyến tính, là tình trạng kích ứng da do tiếp xúc với bạch huyết của một số loài bọ cánh cứng (trong đó có kiến ba khoang), một nhóm thuộc bộ côn trùng Coleoptera và chi Paederus.
Kiến ba khoang không cắn hay đốt nhưng gây kích ứng da và phồng rộp khi vô tình chạm vào da, khiến chúng tiết ra chất dịch coelemia chứa hóa chất gây phồng rộp mạnh. Tác nhân hoạt động trong dịch coelemia thường được gọi là pederin, mặc dù tùy thuộc vào loài bọ cánh cứng, nó có thể là một trong một số phân tử tương tự bao gồm pederone và pseudopederin.
Dấu hiệu viêm da do tiếp xúc với kiến ba khoang thường xuất hiện ở những vùng da hở như: cổ, mặt, lưng, tay, chân,...
Kiến ba khoang có thể gây viêm da từ mức độ nhẹ đến nặng, tùy theo độc chất xâm nhập qua da. Ban đầu bạn thấy hơi ngứa rát, căng da, biểu hiện đỏ một vùng da, sau 6 - 12 giờ, đỏ cộm thành vệt, trên đó nổi những mụn nước to nhỏ không đều 1 - 5mm, 1 đến 3 ngày sau thành phỏng nước, phỏng mủ. Lúc này thấy cảm giác đau, rát càng tăng, có thể kèm theo sốt, khó chịu, nổi hạch, đau vùng cổ, nách, bẹn tương ứng với tổn thương.
Nếu tay bạn bị dính chất độc khi đập kiến, chà xát và sờ vào mắt có thể làm bỏng mắt có thể gây tổn thương sưng húp cả hai mắt, 2, 3 ngày mới đỡ, ở bẹn có thể nổi hạch bẹn sưng đau khó đi lại.
Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm da sẽ tiến triển sang dạng loét, các vết loét có nhiều hình dạng khác nhau tùy theo động tác khi ta đập, giết và chà xát kiến trên da. Cũng có ít trường hợp chỉ nổi vết đỏ, lấm tấm mụn nước nhỏ hơi ngứa, lặn sau 3 - 5 ngày, không thành phỏng.
Các biện pháp phòng tránh kiến ba khoang
Kiến ba khoang rất ghét mùi sả nên nếu nhà bạn có khu vườn hay ban công nhỏ, hãy thử trồng vài nhánh cây sả hoặc dạ hương để nó không thể trú ngụ trong nhà được. Cũng từ phương pháp mùi hương cây sả, việc sử dụng tinh dầu sả đơn giản hơn khi bạn thấm một ít lên bông gòn và đặt trong tủ quần áo, góc nhà, gầm giường… Ngoài ra, bạn có thể pha 10-20 giọt tinh dầu xả vào nửa lít nước và đổ xung quanh nhà.
Trước khi sử dụng khăn lau hoặc quần áo bạn nên xem xét kỹ, nếu phát hiện có kiến thì nhẹ nhàng di chuyển chúng ra khỏi đồ dùng (dùng 1 tờ giấy cho kiến bò sang rồi di chuyển chúng sang nơi khác).
Sử dụng thuốc diệt côn trùng để phun nhằm đuổi kiến ba khoang đi nơi khác. Trước khi ra khỏi nhà, bạn hãy phun thuốc xuống gầm giường, kệ tủ, góc nhà… những nơi mà nó có thể trú ngụ để tiêu diệt cũng như xua đuổi chúng ra khỏi tổ ấm của mình. Đừng quên lựa chọn các loại thuốc xịt thật uy tín để không ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên trong gia đình.
Vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà, vì đây là nơi trú ẩn tốt cho loài này.
Mặc quần áo dài tay khi đi ra ngoài nhà, nhất là ở những vùng gần đồng ruộng, khu dân cư nhiều ánh đèn, gần công trình đang xây dựng.
Khi làm việc trên đồng ruộng, nhất là vào mùa thu hoạch, mùa mưa bão, cần chú ý sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động như: mặc quần áo dài tay, đội mũ, nón, khẩu trang, đi ủng để tránh tiếp xúc với côn trùng.
Sử dụng các loại bẫy đèn để dẫn dụ và bắt kiến, không cho kiến vào nhà.
Các khu nhà ở chật hẹp như: ký túc xá hoặc khu nhà ở của công nhân gần các khu công nghiệp, ở gần nơi có nhiều cây cỏ, bụi rậm, đồng ruộng vừa mới gặt xong cần vệ sinh môi trường, gom xác cây mục, cỏ khô đem đốt để xua đuổi côn trùng.
Để xử lý triệt để, tránh tình trạng kiến ba khoang lan tràn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng, khi có đàn kiến ba khoang xuất hiện ở khu dân cư, người dân nên liên hệ ngay với đơn vị y tế chuyên trách (các Viện Sốt rét, các trung tâm y tế dự phòng huyện/thị...) để được hướng dẫn và phối hợp xử lý.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.