Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sai lầm phổ biến mọi người mắc phải vào mùa đông sau khi tắm

Một bác sĩ đã chia sẻ một mẹo đơn giản có thể giúp bạn tránh nhiễm nấm trong những tháng lạnh hơn, đặc biệt là vào mùa đông.

Khi nhiệt độ giảm xuống và ngôi nhà của chúng ta trở nên ngột ngạt đến khó chịu, một trong những khoảnh khắc tồi tệ nhất là lúc chúng ta bước ra khỏi làn nước nóng sau khi vừa tắm xong.

Vào thời điển đó, chúng ta ngay lập tức được chào đón bởi không khí lạnh, khiến chúng ta ngay lập tức làm theo phản xạ và nhu cầu của cơ thể mình là nhanh chóng mặc quần áo vào.

Tuy nhiên, bác sĩ Maham Khan, chuyên gia tư vấn da liễu tại Phòng khám Cadogan, cảnh báo rằng điều này có thể dẫn đến việc chúng ta bị nhiễm nấm. Bác sĩ Khan cũng nói rằng việc đi tất ngay sau khi tắm có thể gây nguy hiểm cho đôi chân của chúng ta.

Bác sĩ Khan cho biết: "Sau khi tắm, bàn chân của bạn thường là vẫn ẩm ướt và việc đi tất vào bàn chân ẩm ướt sẽ giữ độ ẩm trên da".

"Nấm, đặc biệt là những loại gây ra các tình trạng như nhiễm trùng nấm chân và nấm móng tay của vận động viên, phát triển mạnh trong môi trường ấm áp và ẩm ướt" - bác sĩ Khan nói tiếp - "Tất cũng tạo môi trường ấm áp và tương đối tối cho nấm phát triển".

"Chúng cũng có thể hạn chế luồng không khí xung quanh bàn chân, khiến hơi ẩm dễ bị giữ lại trên da hơn".

Mặc dù bạn có thể không muốn đi bộ quanh nhà bằng chân trần trong những tháng lạnh hơn, nhưng việc lưu thông không khí thích hợp sẽ giúp da khô và ít bị nấm phát triển hơn. Bác sĩ Khan khuyên bạn nên chú ý những dấu hiệu sau vì đây là những điều có thể báo hiệu vấn đề về nấm sắp đến với bạn:

  • Ngứa dai dẳng (đặc biệt là giữa các ngón chân)

  • Đỏ và viêm (điều này thường thấy ở những khu vực nấm hoạt động mạnh nhất)

  • Lột da hoặc bong vảy (điều này đặc biệt phổ biến ở lòng bàn chân)

  • Mụn nước (chúng có thể chứa đầy chất lỏng trong suốt và có thể gây ngứa và đau)

  • Da khô và nứt nẻ (đặc biệt ở lòng bàn chân và giữa các ngón chân)

  • Cảm giác nóng rát và châm chích

  • Mùi khó chịu

  • Móng tay dày lên, đổi màu

  • Mụn mủ nhỏ (trong một số trường hợp, mụn mủ nhỏ hoặc mụn nhỏ nổi lên chứa đầy mủ có thể xuất hiện trên vùng da bị ảnh hưởng).

Bác sĩ Khan lưu ý rằng nhiễm nấm có thể lây lan sang các khu vực khác trên bàn chân của bạn, bao gồm lòng bàn chân, hai bên, ngọn và móng tay.

Tuy nhiên, vấn đề này có thể giải quyết, chúng ta chỉ cần đợi vài phút sau khi tắm có thể giúp giảm nguy cơ xảy ra hiện tượng này.

Bác sĩ Khan cho biết: "Để ngăn chặn sự phát triển của nấm và giữ vệ sinh chân tốt, bạn nên đợi cho đến khi chân khô hoàn toàn trước khi đi tất, có thể mất vài phút đến 15 phút tùy thuộc vào một số yếu tố bao gồm độ ẩm, nhiệt độ và thói quen cá nhân".

"Sau khi tắm, hãy nhớ lau khô chân thật kỹ, kể cả khoảng trống giữa các ngón chân" - bác sĩ Khan nói tiếp - "Hãy dùng khăn sạch và vỗ nhẹ cho khô chân thay vì chà xát mạnh vì chà xát có thể gây kích ứng da".

Nếu bạn đang vội hoặc không muốn đối mặt với cái lạnh, bác sĩ khuyên bạn nên sử dụng máy sấy tóc ở chế độ thấp để giúp đẩy nhanh quá trình sấy khô chân.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Đảm bảo an toàn khi sử dụng đèn sưởi nhà tắm trong mùa Đông.

Theo vtv.vn
Bình luận
Tin mới
  • 17/01/2025

    Phù nề sau sinh: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí hiệu quả

    Sau khi sinh, người mẹ thường tập trung vào việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh trong giai đoạn này, nhưng nhiều bà không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sớm.

  • 16/01/2025

    Chế độ ăn cho người mắc hội chứng urê huyết tán huyết

    Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.

  • 16/01/2025

    Phân biệt nấm móng và vẩy nến móng tay

    Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.

  • 15/01/2025

    VIAM Clinic Tri ân Bạn cũ - Món quà sức khỏe, Tết thêm vui

    Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.

  • 15/01/2025

    Ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

    Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

  • 15/01/2025

    Đón năm mới khỏe mạnh cùng thói quen chăm sóc sức khỏe từ chuyên gia

    Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

  • 14/01/2025

    Chế độ ăn khi bị nhiễm giun tóc

    Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.

  • 14/01/2025

    Bệnh tim mạch mùa lạnh ở người cao tuổi: Nhận biết sớm và phòng tránh

    Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.

Xem thêm