Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tự làm kem dưỡng ẩm giúp giảm khô da

Không khí khô hanh và tiếp xúc với những đợt gió lạnh khiến da bị khô ráp, nứt nẻ và bong tróc. Ngoài lựa chọn các dòng dưỡng ẩm chuyên biệt trên thị trường, bạn vẫn có thể tự làm kem dưỡng ẩm tại nhà. Dưới đây là 6 công thức vừa an toàn, hiệu quả lại lành tính bạn có thể tham khảo.

Tự tay làm kem dưỡng ẩm tại nhà với các thành phần tự nhiên, lành tính.

Bơ hạt mỡ

Bơ hạt mỡ là thành phần dưỡng ẩm sâu, giúp trẻ hóa và nuôi dưỡng làn da đang bị khô. Nguyên liệu gồm:

- 2 thìa canh bơ hạt mỡ thô

- 1 thìa canh dầu dừa

- 1 thìa cà phê dầu argan

- 5-7 giọt tinh dầu oải hương (giúp tạo mùi hương dịu nhẹ, có thể chọn tinh dầu khác tùy thích).

Cách làm: Cho tất cả nguyên liệu vào bát, trộn đều cho đến khi được hỗn hợp mịn và sệt. Lấy lượng vừa đủ dùng để thoa lên mặt đã rửa sạch, massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn. Phần kem dưỡng còn lại cho vào hộp hoặc lọ sạch, kín khí để bảo quản.

Dầu argan và dầu emu

Dầu argan dịu nhẹ thích hợp với làn da khô. Dầu emu là một chất làm mềm tự nhiên giúp khóa ẩm cho da và hỗ trợ chữa lành da từ bên trong. Nguyên liệu gồm:

- ½ chén dầu argan (hoặc dầu jojoba)

- ½ thìa cà phê dầu emu

- 4-6 giọt tinh dầu (sả, hoa phong lữ, hoa hồng, hoa cúc, hương thảo, hoa oải hương hoặc bạc hà)

Cách làm: Đổ 3 loại dầu vào một chai thủy tinh và trộn đều. Massage hỗn hợp lên da.

Sáp ong

Đặc tính bảo vệ và cấp ẩm của sáp ong có lợi để nuôi dưỡng và cải thiện làn da khô. Nguyên liệu gồm:

- 2 thìa canh sáp ong

- 3 thìa canh dầu dừa

- 2 thìa canh dầu hạnh nhân

- 10-15 giọt tinh dầu tạo mùi thơm (tùy chọn loại như hoa oải hương, hoa cúc, hoa hồng)

Cách làm: Trộn tất cả nguyên liệu trên trong một chiếc bát chịu nhiệt. Đặt bát vào nồi để chưng cách thủy. Đun nóng nhẹ, thỉnh thoảng khuấy đều cho đến khi sáp ong tan chảy hoàn toàn và tất cả nguyên liệu hòa quyện vào nhau. Sau đó lấy bát ra khỏi bếp và để nguội. Đổ hỗn hợp vào hộp hoặc lọ sạch, kín khí. Lấy một lượng đủ dùng thoa lên da khô và massage nhẹ nhàng.

Nha đam

Tham khảo cách làm kem dưỡng ẩm từ nha đam và một số loại dầu

Tham khảo cách làm kem dưỡng ẩm từ nha đam và một số loại dầu/

Nha đam (hay lô hội) có đặc tính làm dịu da và dưỡng ẩm. Nguyên liệu:

- 2 thìa canh gel nha đam nguyên chất

- 2 thìa canh dầu dừa

- 1 thìa canh dầu hạnh nhân

- 5-7 giọt tinh dầu hoa cúc (tùy chọn loại)

Cách làm: Cho các nguyên liệu trong một chiếc bát và khuấy nhẹ cho đến khi tạo thành hỗn hợp mịn. Đưa hỗn hợp vào hộp hoặc lọ sạch, kín khí, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Lấy lượng vừa đủ kem dưỡng ẩm thoa lên vùng da khô sạch, massage nhẹ nhàng.

Bơ ca cao

Sử dụng loại kem dưỡng này giúp giảm tình trạng da khô ở mặt cũng như trên cơ thể. Nguyên liệu:

- 1/4 chén bơ hạt mỡ

- 1/4 chén bơ ca cao

- 1/4 chén dầu dừa

- 1/4 chén dầu hạnh nhân

- 10-15 giọt tinh dầu yêu thích

Cách làm: Trộn đều các nguyên liệu trên trong bát chịu nhiệt. Cho bát vào nồi chưng cách thủy. Đun nóng nhẹ và thỉnh thoảng khuấy đều cho đến khi tất cả nguyên liệu tan chảy và hòa quyện vào nhau. Lấy ra và bảo quản tương tự kem dưỡng từ sáp ong.

Mật ong và glycerin

Chuẩn bị nguyên liệu gồm:

- 2 thìa canh mật ong

- 2 thìa canh glycerin (hợp chất tự nhiên có nguồn gốc từ dầu thực vật hoặc mỡ động vật)

- 1 thìa canh dầu hạnh nhân (hoặc loại dầu vận chuyển khác như dầu dừa, jojoba và dầu olive)

- 5-7 giọt tinh dầu hoa hồng (tùy chọn)

Cách làm: Trộn đều các nguyên liệu để tạo thành hỗn hợp mịn. Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Khi sử dụng, thoa một lượng nhỏ dưỡng ẩm lên vùng da khô và sạch, massage nhẹ nhàng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trị da khô, nứt nẻ với 5 loại kem dưỡng ẩm tự chế.

Nguyễn Thanh - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 16/01/2025

    Chế độ ăn cho người mắc hội chứng urê huyết tán huyết

    Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.

  • 16/01/2025

    Phân biệt nấm móng và vẩy nến móng tay

    Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.

  • 15/01/2025

    VIAM Clinic Tri ân Bạn cũ - Món quà sức khỏe, Tết thêm vui

    Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.

  • 15/01/2025

    Ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

    Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

  • 15/01/2025

    Đón năm mới khỏe mạnh cùng thói quen chăm sóc sức khỏe từ chuyên gia

    Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

  • 14/01/2025

    Chế độ ăn khi bị nhiễm giun tóc

    Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.

  • 14/01/2025

    Bệnh tim mạch mùa lạnh ở người cao tuổi: Nhận biết sớm và phòng tránh

    Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.

  • 14/01/2025

    Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm: Những điều cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe

    Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?

Xem thêm