Thói quen thường ngày làm tăng nguy cơ xuất hiện cảm giác lo âu (Phần 1)
Lo âu là một từ dùng để mô tả một cảm giác bình thường mà người ta cảm nhận khi bị ai đe dọa, khi gặp nguy hiểm, hay khi bị căng thẳng tinh thần. Khi lo âu, người ta thường cảm thấy bực mình, bồn chồn, và căng thẳng tinh thần. Cảm giác lo âu cũng có thể là một hệ quả của các trải nghiệm trong cuộc sống, tỉ như mất việc làm, mối quan hệ đổ vỡ, bệnh nặng, tai nạn kinh hoàng, hay người mất đi người thân.
Tuy nhiên, không chỉ những trải nhiệm hay biến cố trong cuộc đời mới là nguyên nhân cho cảm giác lo âu xuất hiện. Thói quen phổ biến cũng có khả năng làm tăng nguy cơ xuất hiện loại cảm giác này.
Thiếu ngủ hoặc ngủ không đủ giấc
Một đêm không ngủ hay bạn chỉ ngủ được có vài tiếng có thể khiến cho bạn cảm thấy mọi thứ đều mơ hồ và cạn kiệt sức lực vào ngày kế tiếp. Tuy nhiên, đi kèm với sự mệt mỏi ấy thường là một cảm giác vô cùng kỳ lạ, nó có thể được mô tả như một sự rùng mình, khó chịu, thậm chí là căng thẳng như khi xem những cảnh phim hành động hồi hộp đến nghẹt thở. Khi cảm giác kỳ lạ này xuất hiện, bạn sẽ cần một giấc ngủ ngắn, mười lăm phút đến nửa tiếng chợp mắt hoặc thậm chí là một giấc ngủ sâu đối với một số người.
Chúng ta có thể dễ dàng thấy được, giấc ngủ có rất nhiều tác động lên tâm lý của chúng ta và ngược lại. Căng thẳng tâm lý có thể có những hậu quả về thể chất, chẳng hạn như chứng rối loạn hormone hoặc tổn thương ruột, cả hai đều gây rối loạn giấc ngủ. Mặt khác, các vấn đề về thể chất cũng ảnh hưởng đến tâm lý khiến cho việc giải quyết lo âu, căng thẳng trở nên khó khăn hơn.
Vai trò của giấc ngủ càng được khẳng đinh khi mà các nghiên cứu cho thấy thiếu ngủ có thể làm tăng căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, tức giận và kích thích, làm suy giảm khả năng suy nghĩ rõ ràng, giảm năng lượng và năng suất lao động, và cũng là nguyên nhân của một loạt các vấn đề sức khoẻ thể chất khác. Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người mất ngủ có nguy cơ trầm cảm gấp 5 lần và có nguy cơ mắc chứng hoàng loạn gấp 20 lần.
Giành ít thời gian cho não nghỉ ngơi
Trong lúc ngủ, não của chúng ta vẫn hoạt động. Tuy nhiên, khi chúng ta ngủ, não hoạt động sẽ nhẹ nhàng hơn so với khi thức và đây chính là khoảng thời gian nghỉ ngơi của não.
Trong khoảng thời gian này, dịch não tủy sẽ làm sạch các chất tích tụ trong ngày. Quá trình này là “chìa khóa” quan trọng để giảm bớt căng thẳng và các cảm giác lo âu khác. Những chất tích tụ này, thậm chí bao gồm một số loại độc tố, nếu không được làm sạch sẽ trở thành nguyên nhân thúc đẩy các bệnh tâm thần tiềm ẩn và di truyền phát triển nhanh chóng.
Đặc biệt, nếu não của bạn không được “làm sạch”, “làm mới” hàng ngày, sức khỏe tinh thần của bạn sẽ thực sự bị ảnh hưởng. Một cách đơn giản, hãy tưởng tượng rằng bạn đang ở bờ vực rơi vào trầm cảm, thiếu ngủ, não không được nghỉ ngơi sẽ là “cơn gió” thổi bạn rơi xuống “vực” trầm cảm và các bệnh sức khỏe tâm thần.
Cần phải nhấn mạnh lại một lần nữa: nếu não của chúng ta không được nghỉ ngơi đầy đủ, cơ thể của bạn sẽ trở nên mệt mỏi vào ngày tiếp theo, thay vì được làm sạch thì chất độc trong não lại được tích lũy, những yếu tố này đều góp phần gây nên lo âu, trầm cảm. Bên cạnh đó, nếu không được “làm mới” lại, não của bạn sẽ không “xóa” được phần lớn các “dữ liệu” không cần thiết hoặc quá mức về cảm giác từ ngày hôm trước, não của bạn sẽ cảm thấy ồn ào và lộn xộn, điều này góp phần làm tăng lo âu.
Ngoài ra, khi bạn nghỉ ngơi không đủ, não của bạn sẽ bị kích thích nhiều hơn, bạn sẽ không thể suy nghĩ thông suốt và có thể đưa ra những quyết định không hợp lý trong ngày làm việc tiếp theo. Tất cả những điều này cũng góp phần vào làm tăng cảm giác lo âu và có thể làm trầm trọng thêm cũng như thúc đẩy các bệnh về sức khỏe tâm thần.
(Vui lòng đón đọc phần tiếp theo tại vienyhocungdung.vn)
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Biện pháp giúp bạn giảm lo âu
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.