Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sử dụng thuốc ngủ và thuốc giải lo âu trong thai kỳ

Trong thời kỳ mang thai một số yếu tố như sự thay đổi hoóc môn và nội tiết tố trong cơ thể, mang thai ngoài ý muốn, kinh tế khó khăn khi mang thai, không có sự chia sẻ của người chồng… khiến nhiều phụ nữ bị mất ngủ, trầm cảm, lo âu, hoảng sợ…

Nếu tình trạng này dài sẽ rất nguy hiểm đến cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, trong một số trường hợp, bác sĩ phải kê đơn thuốc an thần, giải lo âu để giúp bà mẹ mang thai có giấc ngủ ngon. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin về nhóm thuốc giải lo âu trong thai kỳ.

Nhóm thuốc giải lo âu Benzodiazepine

Diazepam: Nhóm D

Chỉ nên được xem xét chỉ định khi có tình trạng lâm sàng nguy cơ cho thai nhi. Nếu diazepam được sử dụng trong khi mang thai, hoặc nếu bệnh nhân có thai trong khi dùng thuốc này, bệnh nhân cần được thông báo về những mối nguy hiểm tiềm tàng đối với thai nhi. Chăm sóc đặc biệt nên được thực hiện khi diazepam được sử dụng trong quá trình mang thai và sinh nở, vì chỉ một liều cao là có thể gây ra bất thường trong nhịp tim thai và giảm trương lực cơ, bú kém, hạ thân nhiệt, suy hô hấp trung bình ở trẻ sơ sinh. Với trẻ sơ sinh, hệ thống enzym tham gia vào sự phân hủy của thuốc là chưa phát triển đầy đủ (đặc biệt là ở trẻ đẻ non).

Clonazepam: Nhóm D

Tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở con người có liên quan với việc sử dụng của tất cả các thuốc chống co giật được biết đến trong điều trị phụ nữ bị động kinh. Tuy nhiên, bản thân động kinh có thể liên quan với tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, sử dụng các benzodiazepine khác có liên quan với tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.

Clonazepam chỉ nên được đưa ra trong thời kỳ mang thai khi không có lựa chọn thay thế và lợi ích cao hơn nguy cơ.

Lorazepam: Nhóm D

Tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở người đã được đề cập với việc sử dụng các benzodiazepine khác. Không có số liệu kiểm soát trong thời kỳ mang thai.

Sử dụng lorazepam được xem là chống chỉ định trong thai kỳ.

Clorazepate: Nhóm N

Sử dụng các benzodiazepine khác có liên quan với tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh trong thai kỳ. Có rất ít kinh nghiệm với việc sử dụng các clorazepate trong khi mang thai đã được báo cáo. Ngoài ra, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở con người có liên quan với việc sử dụng của tất cả các thuốc chống co giật được biết đến trong điều trị phụ nữ bị động kinh. Tuy nhiên, bản thân động kinh có thể liên quan với tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.

Clorazepate chỉ nên được đưa ra trong thời gian mang thai khi không có lựa chọn thay thế và lợi ích là cao hơn nguy cơ

Alprazolam: Nhóm D

Tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở người đã được đề cập với việc sử dụng các benzodiazepine khác, mặc dù các nghiên cứu nhỏ đã không có liên quan đến alprazolam. Triệu chứng cai đã được mô tả ở trẻ sơ sinh có mẹ uống alprazolam trong khi mang thai. Không có số liệu đối chứng trong thời kỳ mang thai. Sử dụng alprazolam được xem là chống chỉ định trong thai kỳ.

Nhóm thuốc giải lo âu không benzodiazepine

Buspirone: Nhóm B

Nghiên cứu trên động vật không tiết lộ bằng chứng về ảnh hưởng xấu trên bào thai. Không có số liệu đối chứng trong thời kỳ mang thai.

Buspirone chỉ nên được đưa ra trong thời kỳ mang thai khi nhu cầu đã được xác định rõ ràng.

Nhóm thuốc ngủ “Z”

Zolpidem: Nhóm C

Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy bằng chứng về sự hóa xương không đầy đủ và tăng sảy thai ngay khi trứng làm tổ trong tử cung (postimplantation fetal loss) với liều lớn hơn bảy lần MRHD hoặc cao hơn, tuy nhiên gây quái thai đã không được quan sát thấy ở bất kỳ mức độ liều. Không có số liệu đối chứng trong thời kỳ mang thai. Zolpidem chỉ nên sử dụng trong thời kỳ mang thai khi lợi ích giá trị hơn nguy cơ.

Eszopiclone: Nhóm C

Eszopiclone không khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ có thai và trong lúc sinh. Không có số liệu đối chứng trong thời kỳ mang thai. Eszopiclone chỉ nên được đưa ra trong thời gian mang thai khi lợi ích lớn hơn nguy cơ.

Zaleplon: Nhóm C

Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy bằng chứng về sự giảm tăng trưởng trước và sau sinh. Không có số liệu đối chứng trong thời kỳ mang thai.

Zaleplon chỉ nên được đưa ra trong thời gian mang thai khi lợi ích lớn hơn những rủi ro.

Nhóm kháng histamine

Diphenhydramine: Nhóm B

Một nghiên cứu thống kê cho thấy có liên quan giữa việc sử dụng diphenhydramin trong ba tháng đầu và hở hàm ếch. Trẻ sơ sinh này có triệu chứng run vào ngày thứ năm sau sinh và được điều trị bằng phenobarbital.

Diphenhydramine chỉ được đề nghị cho sử dụng trong thai kỳ khi lợi ích là cao hơn nguy cơ.

Hydroxyzine: Nhóm N

Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy bằng chứng gây quái thai khi dùng với liều cao. Không có số liệu đối chứng trong thời kỳ mang thai. Hydroxyzine chỉ được đề nghị cho sử dụng trong thai kỳ khi không có lựa chọn thay thế và lợi ích cao hơn nguy cơ.

BS. Minh Đức - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm