Đau tinh hoàn là gì?
Tình trạng đau thường xảy ra ở bé trai độ tuổi dậy thì, và trong đa số các trường hợp, trẻ sẽ cần đến gặp bác sỹ chuyên khoa.
Cơ thể nam giới có 2 tinh hoàn, nằm trong bìu và mỗi tinh hoàn được treo bởi thừng tinh. Trong thừng tinh có chứa rất nhiều thành phần quan trọng như các mạch máu cung cấp oxy cho tinh hoàn. Khi thừng tinh bị xoắn lại, tinh hoàn sẽ không nhận đủ lượng màu và oxy cần thiết, dẫn đến tình trạng đau. Đau tinh hoàn có thể sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề hơn như xoắn tinh hoàn hoặc mất tinh hoàn. Đau tinh hoàn thường xảy ra ở bên trong hoặc xung quanh 2 tinh hoàn và đôi khi bắt nguồn từ vùng háng.
Nguyên nhân gây đau tinh hoàn ở thanh thiếu niên
Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đau tinh hoàn ở trẻ trai bao gồm:
Nhiễm trùng hoặc viêm
Một trong số những tình trạng phổ biến nhất gây viêm tinh hoàn ở trẻ trai là viêm mào tinh hoàn. Và vì mào tinh hoàn vẫn còn gắn với tinh hoàn ở tuổi dậy thì, nên tình trạng nhiễm trùng này rất dễ lan sang cả 2 tinh hoàn và làm nặng thêm tình trạng đau.
Một tình trạng khác cũng có thể gây đau tinh hoàn là viêm tinh hoàn. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào và thường gây ra những cơn đau bất ngờ, dữ dội ở tinh hoàn. Trẻ cũng có thể bị đau ở vùng bìu do các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục như chlamydia hoặc bệnh lậu.
Chấn thương
Các chấn thương thể thao cũng có thể dẫn đến tổn thương tinh hoàn ở trẻ trai. Nếu con bạn bị đau dữ dội ở vùng bìu sau một tai nạn, bạn nên đứa trẻ đến gặp bác sỹ chuyên khoa ngay lập tức.
Cục máu đông cũng có thể xảy ra trong quá trình bị chấn thương và đôi khi, bác sỹ sẽ phát hiện ra sự có mặt của một khối u, sau khi thăm khám tinh hoàn.
Xoắn tinh hoàn
Trong những trường hợp hiếm gặp, phần thừng tinh hoàn của trẻ bị xoắn lại và làm cản trở dòng máu đến nuôi tinh hoàn. Xoắn tinh hoàn óc thể dẫn đến những cơn đau dữ dội vùng bìu và sưng tinh hoàn. Xoắn tinh hoàn thậm chí còn có thể dẫn đến hoại tử các mô và cần phải được can thiệp y tế để loại bỏ vùng tinh hoàn bị tổn thương.
Khối u tinh hoàn
Mặc dù khối u tinh hoàn có thể sẽ không gây ra những cơn đau dữ dội ở vùng bìu, nhưng bạn vẫn cần đưa trẻ đến gặp bác sỹ chuyên khoa ngay lập tức.
Thoát vị bẹn
Khi trẻ trai bị thoát vị bẹn, một phần ruột non sẽ bị nhô ra tại bẹn. Một vài triệu chứng phổ biến của tình trạng thoát vị bẹn là sưng ở vùng bìu và đau dữ dội. Cơn đau sẽ nặng hơn khi trẻ ho, hắt xì hoặc nâng vật nặng.
Sỏi thận
Sỏi thận thường dẫn đến tình trạng đau dữ dội tại vùng bụng và tinh hoàn. Bác sỹ có thể sẽ khuyên bạn nên cho trẻ tiến hành một vài xét nghiệm để chẩn đoán sự có mặt của viên sỏi thận trong giai đoạn sớm nhất.
Triệu chứng đau tinh hoàn ở thanh thiếu niên
Mỗi nam thanh thiếu niên có thể sẽ xuất hiện các triệu chứng đau tinh hoàn khác nhau, bao gồm một vài dấu hiệu như:
Đối tượng nào có nguy cơ cao bị đau tinh hoàn?
Dưới đây là một số yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ bị đau tinh hoàn ở trẻ trai:
Điều trị đau tinh hoàn ở thanh thiếu niên
Một số phương pháp điều trị phổ biến cho tình trạng đau tinh hoàn (sau khi bác sỹ đã xác định được chính xác nguyên nhân gây đau tinh hoàn) bao gồm:
Những điểm cần nhớ khi có con trai
Mặc dù trẻ có thể cảm thấy hơi xấu hổ khi trao đổi về sinh lý cơ quan sinh dục với bạn, nhưng bạn cần giáo dục giới tính cho trẻ một cách đầy đủ, bao gồm cả việc dạy cho trẻ về các bệnh lây truyền qua đường tình dục và các nhiễm trùng cơ quan sinh dục. Dưới đây là một số điều mà bạn cần nhớ:
Dự phòng đau tinh hoàn ở thanh thiếu niên
Thông tin thêm về các bệnh ở tinh hoàn trong bài viết: Hiểu thêm về khối u tinh hoàn
Nhịn ăn gián đoạn là biện pháp giảm cân phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên một phát hiện mới cho thấy, nên cân nhắc thời gian áp dụng chế độ ăn này ở những người trẻ tuổi vì nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường.
Vệ sinh răng miệng đúng cách là điều cần thiết cho răng và nướu khỏe mạnh. Và chúng đặc biệt quan trọng đối với những người dễ bị sâu răng. Vì vậy, hãy tiếp tục đánh răng hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Với suy nghĩ đó, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu lý do tại sao sâu răng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bạn chăm sóc răng miệng tốt và bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ này.
Mỗi ngày chỉ ăn một bữa - có rất nhiều lý do để không ít người thực hiện cách ăn này như giảm cân, thải độc. Phương pháp này hiện đang được truyền tai nhau như một trào lưu.
Trong Đông y, táo đỏ được xếp vào nhóm thuốc không có độc, có thể sử dụng lâu dài. Gần đây, táo đỏ đã trở thành một “cơn sốt” trong cộng đồng nhờ được quảng bá như một thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tình trạng rụng tóc phản ánh nhiều điều về sức khỏe và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Khi phát hiện dấu hiệu tóc rụng nhiều, bạn có thể làm gì để mái tóc không thưa dần thêm?
Sinh mổ hay còn gọi là sinh mổ lấy thai ngày càng phổ biến vì nhiều lý do. Có khoảng 30% ca sinh nở ở Hoa Kỳ diễn ra bằng phương pháp mổ lấy thai. Hãy cùng VIAM tìm hiểu một số tác dụng phụ có thể xảy ra với mẹ sau khi sinh nhé.
Câu chuyện về viên rau củ - một loại thực phẩm bổ sung chất xơ - đang thu hút sự quan tâm. Liệu có phải vì chúng ta chưa hiểu rõ tầm quan trọng của chất xơ?
Hạt dẻ cười không chỉ là món ăn vặt thơm ngon mà còn là “trợ thủ đắc lực” trong quá trình giảm mỡ nội tạng.