Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn là gì? Các triệu chứng cũng như nguyên nhân và cách phòng ngừa, điều trị thoát vị bẹn như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có hiểu thêm về bệnh và điều trị kịp thời.

Thoát vị bẹn xảy ra khi các tạng trong ổ bụng chui xuống ống bẹn. Ống bẹn nằm ở phần cuối của thành bụng, có cả ở nam và nữ giới. Ở nam giới tinh hoàn xuống bìu qua ống này vào những tháng cuối thai kì. Ở nữ, ống này chứa dây chằng tử cung. Nếu bạn bị thoát vị bẹn, vùng này sẽ bị phồng lên và đau khi di chuyển.

Nhiều người không chú ý đến loại thoát vị này vì nó có thể không gây nên bất kì triệu chứng nào. Điều trị kịp thời có thể giúp ngăn chặn các tạng không sa xuống thêm nữa và giảm bớt sự khó chịu.

Triệu chứng

Nhiều loại thoát vị có thể được chẩn đoán thông qua những triệu chứng bên ngoài. Chúng thường gây sưng vùng mu, vùng bẹn, tăng lên khi đứng và ho, có thể đau khi chạm vào.

Những triệu chứng khác:
  • Đau khi ho, tập luyện, cúi gập người
  • Cảm giác bỏng rát
  • Đau chói vùng bẹn
  • Cảm giác tức nặng vùng bẹn
  • Sưng vùng bìu ở nam giới

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Không có nguyên nhân chính xác gây nên thoát vị bẹn nhưng sự yếu cơ thành bụng và cơ vùng bẹn là những yếu tố chính. Sự tăng áp lực ổ bụng có thể gây nên thoát vị.

Những yếu tố nguy cơ gây thoát vị bẹn:

  • Di truyền
  • Tiền sử thoát vị
  • Nam giới
  • Đẻ non
  • Béo phì
  • Mang thai
  • Bệnh xơ nang
  • Ho mạn tính
  • Thường xuyên bị táo bón
  • Thường xuyên phải đứng trong một thời gian dài

Phân loại

Thoát vị bẹn có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Thoát vị bẹn gián tiếp là loại hay gặp hơn, thường xảy ra ở những trẻ sinh non do ống bẹn chưa phát triển đầy đủ. Tuy nhiên, loại thoát vị này cũng có thể xảy ra bất kì thời điểm nào, thường gặp ở nam giới.

Thoát vị bẹn trực tiếp thường xảy ra ở người lớn do yếu cơ. Theo Viện Quốc gia về bệnh tiểu đường, tiêu hóa và bệnh thận, loại thoát vị này cũng gặp phổ biến ở nam giới.

Thoát vị bẹn cũng có thể bị nghẹt, xảy ra khi tạng bị tắc nghẹt trong ống bẹn và không thể trở lại ổ bụng. Đây là một tình trạng nặng, đe dọa tính mạng, cần điều trị cấp cứu.

Chẩn đoán

Bác sĩ có thể dễ dàng đẩy khối thoát vị trở lại ổ bụng khi bạn nằm. Tuy nhiên, sẽ không thể đẩy trở lại nếu đó là thoát vị nghẹt. Bác sĩ có thể chẩn đoán thông qua thăm khám lâm sàng, khi đó, bạn sẽ được yêu cầu ho ở tư thế đứng để kiểm tra khối thoát vị khi chúng có kích thước lớn nhất.

Điều trị

Phẫu thuật là điều trị cơ bản cho thoát vị bẹn. Đây là kĩ thuật phổ biến và có tỉ lệ thành công cao nếu được thực hiện bởi những phẫu thuật viên lành nghề. Bạn có thể sẽ được chỉ định mổ mở hoặc mổ nội soi.

Mổ mở sử dụng đường rạch ở vùng bẹn và đẩy tạng thoát vị trở lại ổ bụng, sửa lại khiếm khuyết ở thành bụng. Phẫu thuật nội soi sử dụng đường rạch ngắn hơn và có thời gian hồi phục nhanh hơn.

Phòng ngừa và tiên lượng

Mặc dù bạn không thể phòng ngừa những khuyết tật do gen nhưng bạn có thể làm giảm nguy cơ thoát vị bẹn bằng một số biện pháp sau:

  • Duy trì cân nặng lí tưởng
  • Chế độ ăn giàu chất xơ
  • Không hút thuốc
  • Hạn chế mang vác nặng

Điều trị sớm có thể chữa khỏi thoát vị bẹn. Tuy nhiên, vẫn có những tỉ lệ nhỏ tái phát và biến chứng, ví dụ như nhiễm trùng sau phẫu thuật, sẹo. Hãy gọi cho bác sĩ nếu như bạn xuất hiện các triệu chứng mới hoặc những tác dụng không mong muốn sau điều trị.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dấu hiệu nhận biết chứng thoát vị ở trẻ em

Bình luận
Tin mới
  • 07/05/2024

    Dấu hiệu nhận biết viêm amidan mủ ở trẻ em

    Viêm amidan mủ ở trẻ (hay viêm amidan hốc mủ) là một dạng viêm mạn tính, xuất hiện các hốc mủ trắng xung quanh amidan và vòm họng. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất do sức đề kháng còn yếu, vi khuẩn và virus dễ tấn công và để lại biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

  • 07/05/2024

    Uống rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng

    Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống rượu và ung thư đại trực tràng. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy mối liên hệ này càng trở nên mạnh mẽ hơn khi tiêu thụ nhiều rượu hơn.

  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

Xem thêm