Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ mắc các nhiễm trùng tai giữa, còn được gọi là viêm tai giữa.

Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

Mủ hoặc các chất nhày tích tụ trong ống tai phía sau của màng nhĩ sẽ gây đau và điếc tạm thời ở mức độ nhẹ. Đôi khi, khi màng nhĩ bị thủng sau quá trình viêm nhễm sẽ giải phóng các chất dịch và khiến trẻ em cảm thấy đỡ đau hơn cũng như các triệu chứng giảm bớt đi. Thủng màng nhĩ thường tự lành nhưng sẽ để lại hậu quả khó hồi phục cho thính lực của trẻ, như mất thính lực một phần hoặc thậm chí là điếc.

Mặc dù hầu hết các nhiễm trùng về tai đều tự cải thiện mà không cần bất kì sự điều trị nào nhưng các bác sĩ khuyên rằng nên sử dụng kháng sinh để điều trị trong những trường hợp nặng.

Triệu chứng của viêm tai giữa

Cứ 5 trẻ lại có 4 trẻ bị viêm tai giữa ít nhất một lần trong đời. Một số triệu chứng của viêm tai giữa bao gồm:

  • Đau tai
  • Đau đầu
  • Sốt
  • Chảy mủ từ tai
  • Điếc mức độ nhẹ
  • Khó ngủ
  • Mất cảm giác ngon miệng

Mất thính lực

Âm thanh qua chất dịch sẽ không được truyền đi tốt vì thế những đứa trẻ bị nhiễm trùng tai tường gặp khó khăn trong việc nghe. Với chúng, tiếng nói bình thường sẽ nghe như tiếng thì thầm. Điều này chỉ kéo dài cho đến khi hết nhiễm trùng mà không liên quan đến sự mất thính lực vĩnh viễn. Tuy nhiên, thường xuyên bị viêm tai giữa có thể cản trở sự phát triển khả năng nói của trẻ, đơn giản bởi vì chúng không thể nghe tốt.

Thường xảy ra sau khi bị cảm lạnh

Viêm tai giữa có thể gây ra bởi cả vi khuẩn hoặc vi rút và có thể được khởi phát bởi cảm lạnh. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường bị viêm tai giữa vì chúng vẫn đang phát triển hệ thống miễn dịch. Khi đứa trẻ được khoảng 6 tuổi, nhiễm trùng sẽ không thường xuyên nữa vì đường thông giữa mũi và tai, còn gọi là vòi nhĩ, đã được hoàn thiện.

Cách phòng ngừa

Bạn có thể làm giảm các nguy cơ bằng cách:

  • Giới hạn thời gian ở nhà trẻ, mẫu giáo bởi tiếp xúc với những trẻ khác có thể làm tăng nguy cơ bị lây cảm lạnh.
  • Nuôi con bằng sữa mẹ giúp làm tăng sức đề kháng tốt hơn so với cho bú sữa bình. Nên tránh việc cho trẻ bú bình khi đang nằm vì sữa có thể chảy vào vòi nhĩ và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tai.
  • Không hút thuốc bởi hút thuốc thụ động cũng là một yếu tố nguy cơ.

Điều trị nhiễm trùng tai

Những nhiễm trùng nhẹ sẽ tự biến mất theo thời gian. Thuốc giảm đau dành cho trẻ em có thể làm trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Những trường hợp nặng thì cần sử dụng kháng sinh. Thuốc nhỏ tai cũng có thể được bác sĩ khuyên dùng.

Keo tai

"Keo tai" là tình trạng trong tai chứa đầy các dịch đặc, có thể xảy ra sau khi bị viêm tai giữa. Nếu thuốc kháng sinh không thể làm hết mủ trong tai thì có thể cần đến phẫu thuật. Một lỗ nhỏ được tạo thành và một ống sẽ được đưa vào giúp dẫn chất dịch ra ngoài. Trong một số trường hợp, có thể phải tiêm kháng sinh mạnh. Keo tai thường ít gặp hơn khi trẻ lớn lên.

Các vấn đề về ráy tai

Thi thoảng, trong tai có thể hình thành các cục ráy tai, làm cản trở khả năng nghe của trẻ. Bác sĩ có thể sử dụng một ống tiêm để nhẹ nhàng đưa nước ấm vào ống tai và làm các cục ráy nổi lên, trôi ra ngoài.

Những điều cần nhớ

Ngay khi thấy trẻ có các biểu hiện của viêm tai giữa, hãy đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Viêm tai giữa phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, và thường ít xảy ra khi trẻ lớn hơn 6 tuổi.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Viêm tai giữa: các liệu pháp điều trị thay thế liệu có hiệu quả?

CTV. Thu Hiền - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Betterhealth
Bình luận
Tin mới
  • 17/12/2024

    Người bị bệnh gout nên dùng thuốc gì?

    Bệnh gút là bệnh viêm khớp gây gây đau đớn ở nhiều khớp. Điều trị bệnh gout thường tập trung vào việc nhanh chóng làm giảm cơn đau và tình trạng viêm, đồng thời tránh các cơn gout quay lại trong tương lai.

  • 17/12/2024

    Những điều nên và không nên làm khi bị đau nửa đầu

    Nếu bạn bị đau nửa đầu, bạn biết rằng các cơn đau nửa đầu có thể do nhiều yếu tố gây ra. Những yếu tố này có thể bao gồm mức độ căng thẳng cao, gián đoạn giấc ngủ, thay đổi thời tiết và chế độ ăn uống của bạn, bao gồm cả những gì bạn ăn và uống, và thời điểm trong ngày.

  • 16/12/2024

    Phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả bệnh mạn tính mùa lạnh

    Bệnh mạn tính thường gặp trong mùa lạnh, và một số lời khuyên hữu ích để bạn có thể chủ động chăm sóc sức khỏe.

  • 16/12/2024

    Cách làm dịu cảm lạnh hoặc cúm của con bạn

    Cảm cúm là một bệnh phổ biến, thường xuất hiện vào giai đoạn giao mùa, đặc biệt ở những người có sức đề kháng yếu như trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi. Mặc dù đây là một bệnh lý tương đối nhẹ và thường tự khỏi sau 5-7 ngày nhưng bạn vẫn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để giảm bớt triệu chứng khi mắc cảm cúm cho trẻ.

  • 15/12/2024

    Dấu hiệu và triệu chứng của nghiện tình dục

    Nghiện tình dục còn được gọi là chứng cuồng dâm hoặc hành vi tình dục mất kiểm soát với những suy nghĩ và ham muốn tình dục của mình. Mặc dù ham muốn tình dục là bình thường, nhưng nghiện tình dục mô tả những hành vi có thể trở nên quá sức và gây ra vấn đề trong cuộc sống.

  • 14/12/2024

    Hướng dẫn tẩy giun cho trẻ an toàn và đúng cách

    Nhiễm giun sán rát phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Việc tẩy giun định kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Bài viết này sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về thời điểm cần tẩy giun cho con.

  • 13/12/2024

    Sưởi ấm mùa đông an toàn: những lưu ý quan trọng khi giữ ấm cơ thể

    Mùa đông lạnh giá đang đến gần, kéo theo nhu cầu sưởi ấm tăng cao. Tuy nhiên, việc sưởi ấm không đúng cách có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe, bao gồm ngộ độc khí than, đột quỵ và hạ thân nhiệt. Viện y học ứng dụng Việt Nam sẽ cung cấp những lưu ý quan trọng để giữ ấm cơ thể an toàn trong mùa đông.

  • 13/12/2024

    4 thực phẩm dễ khiến bệnh viêm xoang trầm trọng hơn

    Một số thực phẩm có ảnh hưởng đến tình trạng viêm xoang. Tìm hiểu 4 loại thực phẩm có thể làm viêm xoang trầm trọng thêm.

Xem thêm