Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách làm sạch tai an toàn

Đã bao giờ bạn cảm thấy tai mình bị đầy và có cảm giác tắc nghẽn trong tai? Quá nhiều ráy tai tích tụ lại đôi khi có thể sẽ làm giảm thính lực của bạn. Và bạn cũng biết rằng, dùng tăm bông để không phải là cách an toàn để loại bỏ ráy tai. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ giúp bạn làm sạch tai một cách an toàn.

Cách làm sạch tai an toàn

Dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn nên làm sạch tai

Ráy tai là một chất tự làm sạch do cơ thể tự sản xuất ra. Ráy tai có nhiệm vụ thu thập bụi bẩn, vi khuẩn và các chất cặn bã khác có trong tai. Thông thường, ráy tai sẽ tự tìm đường ra khỏi tai một cách tự nhiên thông qua động tác nhai hoặc các cử động khác của xương hàm.

Rất nhiều người không bao giờ cần phải làm sạch tai. Tuy nhiên, đôi khi, ráy tai sẽ hình thành quá nhiều, không thể tự thoát ra ngoài như cách thông thường được và gây ảnh hưởng đến khả năng nghe của bạn. Khi ráy tai đạt đến số lượng này còn được gọi là tình trạng nút ráy tai. Nếu bạn bị nút ráy tai, bạn sẽ xuất hiện một số dấu hiệu như:

  • Cảm thấy ngứa ở bên tai bị ảnh hưởng
  • Cảm thấy đầy hoặc ù tai
  • Giảm khả năng nghe ở bên tai bị ảnh hưởng
  • Bên tai bị ảnh hưởng có mùi khó chịu
  • Chóng mặt
  • Ho

Bạn sẽ dễ bị tích tụ ráy tai nhiều hơn nếu bạn thường xuyên sử dụng máy trợ thính hoặc nút bịt tai. Người cao tuổi và những người bị khiếm khuyết về mặt phát triển cũng sẽ có nguy cơ tích tụ ráy tai nhiều hơn. Hình dạng của ống tai cũng có thể khiến việc tự tìm đường ra ngoài của ráy tai trở nên khó khăn hơn.

Các cách làm sạch tai an toàn

Các an toàn nhất để loại bỏ ráy tai ra khỏi tai là đến gặp bác sỹ. Bác sỹ có thẻ sử dụng một dụng cụ đặc biệt để làm sạch tai cho bạn. Tuy nhiên, đó là tại Mỹ. Còn tại Việt Nam, hầu như không có bác sỹ nào thực hiện dịch vụ này, do vậy, cách tốt nhất là bạn nên tự loại bỏ ráy tai tại nhà. Những phương pháp dưới đây có thể sẽ giúp ích cho bạn:

Vải ẩm

Tăm bông có thể sẽ đẩy ráy tai vào sâu hơn trong ống tai. Bạn chỉ nên sử dụng tăm bông cho vùng ngoài của tai, hoặc tốt nhất là phủ một tấm vải ấm, và ẩm lên bên ngoài tai.

Các chất làm mềm ráy tai

Có một số loại thuốc nhỏ tai không cần kê đơn có tác dụng làm mềm ráy tai. Những loại thuốc này thường là một lựa chọn tốt. Chúng thường bao gồm:

  • Dầu khoáng
  • Glycerin
  • Peroxide
  • Hydrogen peroxide
  • Nước muối

Nhỏ vài giọt thuốc nhỏ tai vào tai, đợi một vài phút và sau đó làm sạch hoặc rửa sạch tai. Luôn tuân thủ hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc. Gọi cho bác sỹ ngay nếu sau khi áp dụng cách này mà các dấu hiệu khó chịu ở tai vẫn còn.

Dùng ống tiêm

Bạn có thể rửa tai của mình bằng cách sử dụng một ống tiêm. Trong quá trình này, bạn sẽ rửa sạch ống tai nhẹ nhàng bằng nước sạch hoặc nước muối. Phương pháp này thường sẽ hiệu quả hơn nếu bạn sử dụng các giải pháp làm mềm ráy tai trước đó 15-30 phút trước khi rửa tai. Tốt nhất, bạn cũng nên làm ấm nước/nước muối rửa tai bằng với nhiệt độ cơ thể để tránh bị chóng mặt.

Những điều nên tránh làm với đôi tai

Rất nhiều người không cần phải thường xuyên làm sạch tai vì ráy tai có thể tự làm được việc này. Nếu bạn sử dụng những vật nhỏ, ví dụ như tăm bông, bạn có thể sẽ đẩy ráy tai sâu hơn vào trong ống tai. Một khi ráy tai đã hình thành thì rất có thể sẽ gây ra tình trạng nút ráy tai.

Quy tắc thường được các bác sỹ khuyên các bệnh nhân để đảm bảo an toàn cho tai đó là: không đưa vật gì nhỏ hơn khuỷu tay của bạn vào trong tai. Nói cách khác, không nên đưa những vật sắc nhọn, tăm bông hoặc bất kỳ vật gì có khả năng làm tổn thương màng nhĩ và tổn thương thính lực vĩnh viễn vào trong tai. Bạn cũng không nên cố loại bỏ ráy tai nếu bạn:

  • Bị bệnh tiểu đường
  • Bị tổn thương hệ miễn dịch
  • Có lỗ ở màng nhĩ

Các biến chứng

Nếu bạn có quá nhiều ráy tai mà lại không làm sạch tai, thì các triệu chứng có thể sẽ diễn biến xấu đi. Bạn sẽ bị kích thích tai nhiều hơn và thậm chí là mất thính lực. Ráy tai cũng có thể tích tụ lại quá nhiều khiến các bác sỹ không thể nhìn sâu vào trong tai để chẩn đoán các vấn đề khác về tai được.

Khi nào nên đến gặp bác sỹ

Các dấu hiệu của nút ráy tai như:

  • Cảm thấy đầy ở trong tai
  • Giảm khả năng nghe
  • Đau tai

Có thể cũng là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe khác, ví dụ như nhiễm trùng. Bác sỹ có thể sẽ nhìn sâu hơn vào trong tai để xác định liệu các triệu chứng của bạn là do nhiều ráy tai hay do nguyên nhân khác.

Dấu hiệu viêm tai ở người lớn bao gồm:
  • Đau tai giữa
  • Tai chảy dịch
  • Ảnh hưởng đến khả năng nghe

Triệu chứng viêm tai thường tiến triển rất nhanh. Nếu bạn cảm thấy đau và chảy dịch từ tai, thì không nên tự xử lý tại nhà. Hãy đến gặp bác sỹ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán kịp thời và được dùng thuốc (nếu cần)

Nếu bạn bị nút ráy tai nhiều hơn 1 lần/năm hoặc có các yếu tố nguy cơ khác, hãy nói với bác sỹ.

Bảo vệ đôi tai

Ngoài việc giữ tai sạch sẽ, bạn cũng nên bảo vệ đôi tai và khả năng nghe của mình trong những năm tới bằng những cách sau:

  • Không đưa các vật nhỏ vào trong tai vì những vật này có thể gây tổn thương màng nhĩ hoặc gây nút ráy tai.
  • Hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn quá lớn. Đeo chụp bảo vệ tai hoặc nút tai khi phải tiếp xúc với tiếng ồn quá lớn.
  • Dành ra những khoảng nghỉ ngơi khi sử dụng tai nghe, headphones và luôn để âm lượng ở mức đủ nghe (là mức mà những người ở ngoài không thể nghe thấy bạn đang nghe gì trong tai nghe). Cũng không nên bật đài trong xe ô tô quá to trong khi đang lái xe.
  • Làm sạch và làm khô tai sau khi đi bơi để tránh tình trạng nước trong tai.
  • Chú ý đến bất cứ thay đổi nào, dù là nhỏ nhất về khả năng nghe của mình, đặc biệt là nếu những thay đổi này xảy ra cùng với việc sử dụng một loại thuốc nào đó. Nếu bạn nhận thấy thính lực của mình thay đổi, gặp vấn đề về giữ thăng bằng hay thấy bị ù tai, hãy gọi ngay cho bác sỹ.
  • Đến gặp bác sỹ càng sớm càng tốt nếu bạn thấy tự nhiên bị đau tai, mất thính lực hoặc nếu bị chấn thương vùng tai.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 lỗi cơ bản khi làm sạch tai

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

Xem thêm