Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hiểu thêm về khối u tinh hoàn

U tinh hoàn là một khối u bất thường hình thành bên trong tinh hoàn của bạn. Tinh hoàn là hai cơ quan sinh sản của nam giới, có hình như hai quả trứng, nằm ở phía dưới dương vật, nằm trong bìu. Chức năng chính của tinh hoàn là sản xuất ra tinh trùng và hormone testosteron.

Khối u tinh hoàn là một tình trạng khá phổ biến, và có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến u tinh hoàn. U tinh hoàn có thể xảy ra ở nam giới trưởng thanh, nam thiếu niên hoặc thậm chí là ở các bé trai. Khối u có thể nằm ở một bên hoặc cả hai bên tinh hoàn. U tinh hoàng là dấu hiệu của một vấn đề bất thường ở tinh hoàn. Vấn đề có thể là do chấn thương, nhưng cũng có thể cho thấy bạn đang có một căn bệnh tiềm ẩn nào đó.

Không phải tất cả các khối u đều là dấu hiệu ung thư tinh hoàn. Đa số các khối u tinh hoàn đều lành tính hoặc không gây ung thư và sẽ không cần phải điều trị. Tuy nhiên, bác sỹ vẫn nên được khám bất cứ thay đổi nào xảy ra với tinh hoàn, đặc biệt là khối u hoặc sưng tinh hoàn. Không có nghiên cứu nào chỉ ra lợi ích hoặc tác hại của việc khám tinh hoàn cả. Tuy nhiên, việc  nam giới có nên tự khám tinh hoàn hàng tháng hay không vẫn là một vấn đề đang gây nhiều tranh cãi. Mặc dù vậy, nếu bạn nhận thấy bất cứ thay đổi nào bất thường ở tinh hoàn, bạn nên đi khám bác sỹ ngay.

Triệu chứng u tinh hoàn

Gần như tất cả các khối u tinh hoàn đều gây sưng và gây ra những thay đổi dễ nhận thấy về cấu trúc tinh hoàn. Các triệu chứng thường rất khác nhau, phụ thuộc vào nguyên nhân tiềm ẩn gây u tinh hoàn:

Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường rất ít gây ra các triệu chứng. Nếu có, thì tinh hoàn bị ảnh hưởng có thể sẽ có cảm giác nặng hơn bên còn lại.

Tràn dịch tinh mạc thường không gây đau đớn, nhưng có thể làm tinh hoàn sưng lên và làm bạn có cảm giác như có một áp lực bất thường đặt lên tinh hoàn ở nam giới trưởng thành.

U nang mào tinh thường cũng không gây đau đớn. Với một số nam giới, một bên tinh hoàn có thể sẽ cảm thấy nặng hơn bên còn lại.

Một tình trạng nhiễm trùng có thể gây đau, sưng hoặc căng tức một hoặc cả hai bên tinh hoàn. Nhiễm trùng cũng sẽ khiến bạn bị sốt, buồn nôn và nôn mửa.

Mặc dù xảy ra một cách tự phát, nhưng xoắn tinh hoàn là một tình trạng thường có nguyên nhân là do chấn thương ở bìu. Đây là một trường hợp cần cấp cứu y tế. Tình trạng này có thể gây ra rất nhiều đau đớn và có thể bao gồm các triệu chứng sau:

  • Sốt
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Sưng bìu
  • Vị trí tinh hoàn bất thường, ví dụ như tinh hoàn ở vị trí cao hơn hoặc có những góc cạnh bất thường.

Khối u do ung thư tinh hoàn thường có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Đau âm ỉ ở bụng hoặc háng
  • Sưng hoặc căng tức ngực
  • Cảm giác nặng ở bìu
  • Sự tích tụ dịch bất thường ở bìu
  • Đau

Các loại u tinh hoàn và nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra u tinh hoàn, bao gồm chấn thương, dị tật bẩm sinh, nhiễm trùng và các yếu tố khác.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Loại u tinh hoàn này là loại thường gặp nhất. Cứ 7 nam giới thì sẽ có khoảng 1 người bị tình trạng này, theo thống kê của trường Đại học Y Weill Cornell. Phì đại tĩnh mạch ở tinh hoàn có thể gây ra các khối u ở tĩnh mạch thừng tinh. Các khối u này có thể sẽ dễ nhận thấy hơn sau tuổi dậy thì vì khi đó, lượng máu đến tinh hoàn đã phát triển đầy đủ sẽ nhiều hơn.

Tràn dịch tinh mạc

Sự tích tụ dịch bên trong tinh hoàn có thể gây ra tình trạng tràn dịch tinh mạc. Mayo Clinic ước tính cứ 100 trẻ trai mới ra đời thì sẽ có từ 1-2 trẻ mắc chứng này. Trẻ sinh non thường sẽ có nguy cơ tràn dịch tinh mạc cao hơn.

U nang mào tinh

U nang mào tinh xảy ra khi mào tinh (ống dài, xoắn, nằm phía dưới tinh hoàn) chứa đầy dịch và không thể làm lượng dịch này thoát ra ngoài được. Nếu dịch này có chứa tinh trùng, thì tình trạng này sẽ được gọi là u tinh dịch. Loại u tinh hoàn này rất phổ biến và thường sẽ tự biến mất.

Xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn xảy ra khi tinh hoàn bị xoắn lại, thường là do chấn thương hoặc tai nạn. Đây là tình trạng phổ biến nhất ở bé trai 13-17 tuổi, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến nam giới ở mọi độ tuổi khác. Đây là một tình trạng cấp cứu cần được theo dõi và điều trị y tế ngay lập tức.

Viêm mào tinh hoàn và viêm tinh hoàn

Mào tinh hoàn là cấu trúc ở phía trên tinh hoàn có chức năng dự trữ tinh trùng. Viêm mào tinh hoàn là tình trạng viêm của mào tinh, thường là do vi khuẩn. Một số bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục như chlamydia hay bệnh lậu cũng có thể gây viêm mào tinh hoàn. Nhiễm trùng vi khuẩn hoặc virus quai bị cũng có thể gây viêm tinh hoàn.

Thoát vị

Thoát vị xảy ra khi một phần của ruột bị sa xuống háng và làm bìu bị phì đại

Ung thư tinh hoàn

Một số khối u sẽ cho thấy sự phát triển của ung thư tinh hoàn. Chỉ có bác sỹ mới có thể chẩn đoán được khối u đó có phải là ung thư hay không. Ung thư tinh hoàn không phổ biến lắm, nhưng đó là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới người Mỹ từ 15 đến 34 tuổi.

Điều trị u tinh hoàn

Phụ thuộc vào nguyên nhân mà kế hoạch điều trị u tinh hoàn sẽ khác nhau

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Những cơn đau do giãn tĩnh mạch thừng tinh thường sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bác sỹ có thể sẽ kê thuốc giảm đau hoặc khuyên bạn nên dùng các loại thuốc giảm đau không cần kê đơn. Trong trường hợp tái phát hoặc khó chịu, bạn sẽ cần phải phẫu thuật để làm giảm sự tắc nghẽn ở các tĩnh mạch. Phẫu thuật sẽ bao gồm việc thắt tĩnh mạch bị ảnh hưởng và dẫn máu từ tĩnh mạch đó thông qua một dụng cụ khác để làm giảm sưng.

Tràn dịch tinh mạc

Điều trị khối u do tràn dịch tinh mạc sẽ cần phẫu thuật nhưng đa số các trường hợp tràn dịch tinh mạc sẽ tự biến mất khi trẻ được 2 tuổi. Phẫu thuật sẽ bao gồm việc tạo ra những vết cắt nhỏ ở bìu để dẫn dịch thừa ra ngoài.

U nang mào tinh

U nang mào tinh sẽ không cần điều trị trừ khi khối u gây đau đớn hoặc khó chịu. Trong trường hợp đó, bạn sẽ cần phải phẫu thuật. Bác sỹ sẽ loại bỏ khối u nang và khâu bìu lại bằng chỉ tự tiêu sau 10 ngày.

Viêm mào tinh hoàn và viêm tinh hoàn

Nếu nguyên nhân gây viêm là do vi khuẩn thì bác sỹ sẽ kê đơn kháng sinh cho bạn. Trong trường hợp là do bệnh nhiễm trùng đường tình dục, thì bạn tình của bạn cũng cần được điều trị

Thoát vị

Thoát vị thường sẽ được điều trị bằng phẫu thuật

Ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn có thể được điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hoặc các biện pháp khác. Kế hoạch điều trị sẽ phụ thuộc vào việc bạn phát hiện ra ung thư sớm hay muộn và phụ thuộc vào các yếu tố khác. Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn sẽ làm ngăn chặn tình trạng ung thư không lan rộng đến các phần khác của cơ thể.

Triển vọng

Triển vọng điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra khối u.

Đa số các trường hợp u tinh hoàn thường không nghiêm trọng hoặc không phải ung thư. Ung thư tinh hoàn rất hiếm, nhưng cũng có tỷ lệ điều trị khỏi rất cao. Loại ung thư này là hoàn toàn chữa được nếu được phát hiện sớm.

Nếu chỉ dựa vào triệu chứng thì rất khó tìm ra nguyên nhân gây u tinh hoàn. Do vậy, nếu bạn nhận thấy bất cứ thay đổi nào, bạn nên đi khám bác sỹ. Thường xuyên tự kiểm tra tinh hoàn của mình cũng có thể sẽ giúp bạn nhận ra những thay đổi sớm hơn.

Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm