Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm rất dễ lây, đặc trưng bởi tình trạng phát ban, mụn nước, ngứa, sốt cao, nhức đầu và ho khan. Đôi khi nhiễm thủy đậu ở trẻ em, phụ nữ mang thai có thể gây nên những biến chứng khá nguy hiểm.
Theo Đông y, chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến các triệu chứng của bệnh. Hãy cùng tham khảo nên tránh xa một số loại thực phẩm khi bị thủy đậu. Những loại thực phẩm này sẽ kích thích các vết loét, khiến vết thương lâu liền hoặc thậm chí khiến bạn cảm thấy bệnh ngày một nặng hơn.
Dưới đây là những loại thực phẩm bạn nên tránh nếu bị thủy đậu:
Thực phẩm giàu chất béo bão hòa
Thịt và các thực phẩm khác có nhiều chất béo bão hòa, chẳng hạn như các sản phẩm từ sữa có đầy đủ chất béo, nên tránh khi bạn bị thủy đậu. Những loại thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng tình trạng viêm, khiến phát ban nặng hơn và làm chậm quá trình chữa lành.
Bạn có thể ăn các sản phẩm lạnh chẳng hạn như kem hoặc kem sữa khi bạn bị thủy đậu bởi chúng rất dễ ăn cũng như tiêu hóa. Nếu bạn ăn kem, hãy chọn loại kem ít chất béo hoặc sữa chua lạnh ít béo và thêm đá.
Trái cây họ cam quýt
Dường như trái cây họ cam quýt sẽ khiến các nốt thủy đậu phát triển nhanh trong miệng và cổ họng. Bạn không nên ăn các loại trái cây họ cam quýt hoặc các loại nước ép. Hàm lượng cao axit trong các loại trái cây họ cam quýt có thể gây kích ứng các vết loét, làm vết thương chậm lành và gây đau đớn cho bạn. Bạn cũng nên tránh các loại thực phẩm chứa axit citric, bao gồm kẹo cứng vì chúng có thể gây ảnh hưởng tương tự.
Thức ăn cay và mặn
Đồ ăn cay và mặn có thể gây kích ứng cho các vết loét trong miệng và cổ họng bạn, do đó nên tránh những loại đồ ăn này khi bạn bị thủy đậu. Do đó, bạn không nên ăn nước dùng gà muối, nước rau ép, hoặc bất kỳ loại súp nào chứa ớt hay gia vị cay. Nếu bạn muốn nhâm nhi một món gì đó hơi se se, hãy thử dùng nước dùng ít muối thay cho canh thịt bò hoặc canh thịt gà, để tránh gây kích ứng mụn rộp trong miệng bạn.
Thực phẩm giàu Arginine
Arginine là một loại axit amin có thể thúc đẩy sự nhân lên của virus, khiến bệnh tình trở nên trầm trọng và lâu khỏi hơn. Trong khi bị thủy đậu, hãy hạn chế ăn các loại thức ăn chứa lượng lớn Arginine như sôcôla, đậu phộng, hạt, bơ đậu phộng và nho khô.
Chất béo chuyển hóa
Nhiều loại thực phẩm chế biến có nhiều chất béo chuyển hóa - một chất béo nhân tạo mà cơ thể con người khó chuyển hóa và hấp thu, tăng nguy cơ mắc phải các bệnh như bệnh tim. Đồng thời, chất béo chuyến hóa còn có thể tăng quá trình viêm, ảnh hưởng đến bệnh thủy đậu. Vì vậy, hãy đọc nhãn thành phần ghi trên thực phẩm thật cẩn thận để tìm ra chất béo chuyển hóa, thường được xác định với các thuật ngữ như mono hay diglyceride.
Bạn cũng có thể tránh các loại thực phẩm chế biến hoàn toàn bởi chúng là nguồn chính của chất béo chuyển hóa. Một số loại thực phẩm này bao gồm ngũ cốc, bánh mỳ, bánh quy, bánh quy giòn và khoai tây chiên.
Tham khảo thêm bài viết Vắc xin thủy đậu cho người lớn
Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.
Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.
Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.
Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
Một nhà tâm lý học về giấc ngủ khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 3-2-1 để có được giấc ngủ ngon. Nếu bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng quy tắc thở 4-7-8 để ngủ lại.
Say tàu xe xảy ra khi chuyển động bạn nhìn thấy khác với những gì tai trong của bạn cảm nhận. Điều này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nôn. Bạn có thể bị say tàu xe khi đi ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền hoặc công viên giải trí. Say tàu xe có thể khiến việc đi lại trở nên khó chịu, nhưng có những chiến lược để ngăn ngừa và điều trị.