Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thai phụ và trẻ sơ sinh mắc COVID-19 xử trí thế nào?

Mới đây, Bộ Y tế đưa ra hướng dẫn tạm thời dự phòng và xử trí COVID-19 ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Mới đây, Bộ Y tế đưa ra hướng dẫn tạm thời dự phòng và xử trí COVID-19 ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Thai phụ và trẻ sơ sinh mắc COVID-19 xử trí thế nào?

Phụ nữ mang thai thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc các triệu chứng COVID-19 nghiêm trọng.

Theo Bộ Y tế, các dữ liệu hiện nay cho thấy nguy cơ mắc bệnh thể nặng ở phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 có triệu chứng cao hơn nhóm không mang thai. Đối với thai nhi, các nghiên cứu cho thấy không có bằng chứng nào có mối liên quan giữa SARS-CoV-2 và các dị tật bẩm sinh.

Nghiên cứu tổng hợp từ báo cáo khoa học ở nhiều quốc gia với gần 7.500 trẻ em trong đó có 25 trẻ sơ sinh nhiễm SARS-CoV-2 cho thấy đa phần trẻ có triệu chứng vừa và nhẹ, khoảng 2% trẻ cần nhập vào đơn vị hồi sức tích cực và tỷ lệ tử vong là 0,08%.

Cách dự phòng và xử trí COVID-19 ở phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh

Trong Hướng dẫn tạm thời dự phòng và xử trí COVID-19 do SARS-CoV-2 ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh vừa được Bộ Y tế ban hành quy định, phụ nữ mang thai nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19, ưu tiên điều trị COVID-19 trước, chỉ can thiệp sản khoa khi có triệu chứng cấp cứu về sản khoa hoặc khi tình trạng mẹ nặng cần hội chẩn các chuyên khoa liên quan. Thầy thuốc cân nhắc sử dụng thuốc kháng virus, thuốc kháng đông và các loại thuốc khác cho thai phụ nhiễm COVID-19 theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế.

Thai phụ nhiễm COVID-19, kể cả đã khỏi thì vẫn phải cần quản lý thai 2-4 tuần/lần nhằm phát hiện sớm những trường hợp tiền sản giật, thai chậm phát triển trong tử cung, dọa sinh non hoặc sinh non.

Ngoài ra, cần hạn chế số lần và rút ngắn thời gian thăm khám, xét nghiệm; Lịch khám thai có thể thay đổi tùy tình trạng thai, sức khỏe sản phụ và bệnh lý kèm theo của thai phụ; Có thể khám qua hệ thống khám bệnh từ xa.

Hai tuần sau sinh, trẻ có mẹ nhiễm/nghi nhiễm COVID-19 phải làm xét nghiệm 4 lần.

Với trẻ được sinh ra từ người mẹ nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19 thì phải làm xét nghiệm chẩn đoán nhiễm COVID-19, cụ thể: Xét nghiệm lần 1 từ 2-24h tuổi. Vị trí lấy mẫu: Họng hoặc mũi; Xét nghiệm lần 2 lúc 48h tuổi; Xét nghiệm lần 3 và lần 4 lúc 7 và 14 ngày tuổi.

Với trẻ tiếp xúc gần với người mắc COVID-19 hoặc mẹ mắc COVID-19 sau khi sinh thì xét nghiệm, chẩn đoán và theo dõi như người lớn.

Ở những nơi điều kiện hạn chế, nên ưu tiên xét nghiệm cho trẻ sơ sinh có triệu chứng do COVID-19 cũng như trẻ sơ sinh phơi nhiễm SARS-CoV-2 cần chăm sóc tại đơn vị hồi sức hoặc những trẻ dự kiến phải nhập viện kéo dài. Cán bộ y tế nên tư vấn cho phụ nữ mang thai về các nguy cơ của nhiễm COVID-19 và các biện pháp dự phòng lây nhiễm, bao gồm: Tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong thai kỳ (thai ≥ 13 tuần) hoặc trong giai đoạn hậu sản, kể cả khi nuôi con bằng sữa mẹ theo quy định hiện hành của Bộ Y tế; Thực hiện các biện pháp dự phòng nhiễm COVID-19 như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và hạn chế tiếp xúc với người khác.

Mẹ nhiễm COVID-19 có thể cho con bú không?

Theo hướng dẫn, bà mẹ và trẻ sơ sinh cần được thực hiện da kề da ngay sau sinh, được ở cùng phòng cả ngày lẫn đêm nếu tình trạng sức khỏe mẹ cho phép và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ trong vòng 90 phút sau sinh.

Đối với trẻ sinh non và nhẹ cân thực hiện chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo, cùng với việc thực hiện các biện pháp phòng chống lây truyền cần thiết.

Bà mẹ và người nhà cần được tư vấn về lợi ích của việc da kề da và bú sữa mẹ vượt trội hơn so với những nguy cơ có thể của việc lây truyền COVID-19. Đồng thời, cần tư vấn trước sinh cách dự phòng việc lây lan virus cho trẻ khi tiếp xúc gần bao gồm: Đeo khẩu trang y tế bất cứ khi nào tiếp xúc với trẻ, kể cả khi cho trẻ bú mẹ; Thay khẩu trang y tế ngay khi thấy khẩu trang bị ẩm và loại bỏ ngay vào thùng rác có nắp đậy. Không được tái sử dụng khẩu trang y tế hoặc chạm vào mặt trước của khẩu trang; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch ít nhất 20 giây hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh có ít nhất 60% cồn, đặc biệt trước khi chạm vào trẻ, chăm sóc trẻ hay cho trẻ bú mẹ; Thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt mà bà mẹ đã chạm vào bằng cách lau chùi bằng dung dịch sát khuẩn.

Bà mẹ nhiễm COVID-19 không triệu chứng, thể nhẹ và trung bình, cơ sở y tế thực hiện quy trình chăm sóc sơ sinh thiết yếu và chăm sóc thường quy như mọi trẻ em khác. Tùy tình hình, địa phương bố trí trẻ riêng phòng hoặc nằm cách mẹ 2m, nhân viên y tế hỗ trợ mẹ cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn.

Bà mẹ mức độ nặng hơn, nhân viên y tế có thể hỗ trợ mẹ vắt sữa cho trẻ hoặc sử dụng sữa thanh trùng từ ngân hàng sữa mẹ nếu không thể vắt sữa mẹ. Khi mẹ ổn định, trẻ cần được ở chung phòng với mẹ và được bú mẹ sớm.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Phụ nữ mang thai mắc Covid-19, xử trí như thế nào?

Lê Tuyết H+ (Theo Bộ Y tế) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

Xem thêm