Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những việc cần làm khi bắt đầu có thai

Ngay khi bạn biết mình có thai, chắc hẳn bạn sẽ rất vui sướng, nhưng kèm theo đó cũng là rất nhiều suy nghĩ và cảm xúc khác. Bạn nên làm gì đầu tiên, nên làm gì trong những ngày tiếp theo để có một thai kỳ khỏe mạnh? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu!

Lựa chọn bác sĩ sản khoa

Nếu bạn vốn đã quen biết với một bác sĩ sản khoa uy tín, thì hãy liên lạc ngay với họ khi bạn biết tin mình mang thai. Bác sĩ sẽ lên lịch khám/siêu âm, kê một vài xét nghiệm máu và kê một số loại vitamin dành cho phụ nữ mang thai, cũng như đảm bảo bạn đang thực hiện đúng những gì cần thiết để có thai kỳ khỏe mạnh. Nhưng nếu bạn chưa biết bác sĩ sản khoa nào, hãy tìm kiếm ngay lập tức: hỏi bạn bè, người thân hoặc đến các bệnh viện gần nhất. Chỉ cần đảm bảo rằng tìm được bác sĩ bạn thoải mái và tin tưởng nhất. Bác sĩ không chỉ giúp bạn sinh con mà còn giúp bạn thực hiện nhiều công việc khác trong suốt 9 tháng mang thai. Trong suốt 9 tháng, bạn sẽ cần đến khám bác sĩ tối thiểu tại các mốc thời gian sau:

  • Một lần mỗi tháng cho đến khi mang thai đủ 28 tuần
  • 2 lần mỗi tháng từ tuần thứ 28 đến 36
  • Hang tuần từ tuần thứ 36 đến khi sinh.

Nếu bạn mang thai nguy cơ cao hoặc mắc phải các biến chứng, bạn sẽ cần đi khám thường xuyên hơn.

Bắt đầu uống bổ sung vitamin

Nếu bạn chưa bổ sung vitamin dành cho bà bầu, thì ngay khi biết mình có thai, bạn nên bổ sung ngay. Điều này sẽ giúp bạn bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết để có thai kỳ khỏe mạnh. Cho dù bạn chọn bổ sung loại vitamin và khoáng chất nào, hãy đảm bảo loại mà bạn uống cung cấp ít nhát 400mcg acid folic/ngày. Vitamin dành cho bà bầu rất quan trọng vì ống thần kinh của thai nhi, sau này sẽ phát triển thành não bộ và tủy sống sẽ phát triển ngay trong những tháng đầu tiên mang thai. Bổ sung folate sẽ giúp làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh. Các vitamin và khoáng chất khác bạn cần bổ sung bao gồm:

  • Canxi
  • Vitamin A, C, D và E
  • Vitamin B12
  • Kẽm
  • Đồng
  • Magie

Bác sĩ cũng thường sẽ kê cho bạn uống thêm viên sắt. Một số vitamin dành cho bà bầu cũng có chứa choline, dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển não bộ và chức năng bánh rau. Một số loại cũng có chứa DHA, rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển não bộ.

 

Hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc bạn đang sử dụng

Hãy để bác sĩ biết về bất cứ loại thuốc nào bạn đang sử dụng. Không phải tất cả các loại thuốc đều an toàn trong quá trình mang thai vì chúng có thể đi qua bánh rau và vào em bé. Tuy nhiên, bạn cũng không nên tự ý ngừng sử dụng thuốc mà chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Rất nhiều loại thuốc có thể để lại tác dụng phụ nếu bạn đột ngột dừng thuốc (ví dụ như thuốc chống trầm cảm). Một số loại thuốc, ví dụ như thuốc giảm đau ibuprofen sẽ không an toàn nếu sử dụng khi mang thai. Bác sĩ cũng sẽ cho bạn biết loại thuốc nào bạn có thể sử dụng, loại thuốc nào không.

Lên kế hoạch làm việc hợp lý

Bạn không cần phải thông báo với lãnh đạo cơ quan là mình mang thai, cho đến khi bạn sẵn sàng, nhưng bạn vẫn cần có thời gian để đi khám thai định kỳ, do vậy, bạn nên lên kế hoạch làm việc trước. Ngoài ra, bạn cũng nên hiểu rõ các cơ chế sử dụng lao động của cơ quan nới bạn công tác.

Giảm sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích

Theo CDC, phụ nữ mang thai sử dụng đồ uống có cồn sẽ không an toàn. Tất cả các loại đồ uống có cồn, bao gồm cả rượu vang đỏ và bia, có thể gây hại cho em bé đang phát triển và có thể góp phần gây sảy thai, thai chết lưu hoặc nhiều khuyết tật khác. Nếu có hút thuốc, bạn cũng nên cai thuốc lá. Tất cả các sản phẩm thuốc lá, bao gồm cả thuốc lá điện tử đều không an toàn vì có chứa nicotine, có thể gây tổn thương não và phổi của em bé. Bạn cũng không nên sử dụng cần sa dưới bất cứ hình thức nào nếu đang mang thai.

Giảm sử dụng caffein

Phụ nữ mang thai sẽ chuyển hóa caffein chậm hơn và caffein có thể đi qua bánh rau nên bạn cần giảm tiêu thụ caffein trong suốt quá trình mang thai. Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo bạn nên hạn chế sử dụng caffein xuống dưới 200mg/ngày, tương đương khoảng 2 ly cà phê/ngày. Nghiên cứu năm 2008 gợi ý rằng sử dụng trên 200mg caffein/ngày có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Ngoài cà phê, các loại đồ ăn/đồ uống dưới đây cũng có chứa caffein:

  • Soda
  • Chocolate đen
  • Trà

Tăng cường bổ sung dinh dưỡng

Dinh dưỡng đầy đủ luôn quan trọng, và đặc biệt quan trọng hơn khi bạn mang thai vì em bé sẽ có cơ hội nhận đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết để tăng trưởng và phát triển. Khi mang thai, bạn cần đảm bảo uống đủ nước và có chế độ dinh dưỡng cân bằng, đảm bảo bổ sung đầy đủ:

  • Vitamin và khoáng chất
  • Carb phức hợp
  • Các loại chất béo tốt cho sức khỏe
  • Protein
  • Chất xơ

Nói cách khác, bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu, các chế phẩm từ sữa, trái cây, rau xanh, thịt nạc là những lựa chọn tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh các thực phảm dưới đây vì có thể gây ra một số vấn đề ở em bé:

  • Các loại cá có thể có chứa hàm lượng thủy ngân cao, như cá kiếm hoặc cá ngừ loại lớn
  • Sushi
  • Thịt, cá, trứng sống, tái
  • Rau sống
  • Trái cây và rau xanh chưa rửa sạch
  • Sữa, phô mai, nước trái cây chưa tiệt trùng
  • Thịt nguội
 

Sẵn sàng cho tình trạng ốm nghén

Không phải tất cả mọi người đều bị nghén nhưng có tới 70-80% số phụ nữ mang thai sẽ trải qua tình trạng này. Ốm nghén thường sẽ bắt đầu quanh tuần thứ 6 của thai kì và sẽ kéo dài đến hết 3 tháng đầu. Với một số trường hợp, ốm nghén còn có thể kéo dài hơn. Một số sản phẩm có thể làm giảm tình trạng ốm nghén bào gồm các sản phẩm giảm buồn nôn, một số loại bánh quy giòn, trà hoặc viên ngậm bạc hà, trà hoặc kẹo gừng, nước có ga.

Thận trọng với các biểu hiện sảy thai sớm

Mặc dù đây không phải là vấn đề bạn muốn nghĩ đến lúc này nhưng bạn cũng nên lưu ý tới các dấu hiệu sảy thai sớm trong 3 tháng đầu. Những dấu hiệu này bao gồm ra máu, đau quặn bụng, dịch tiết có mùi khó chịu. Hãy gọi cho bác sĩ hoặc đi khám ngay nếu bạn nghi ngờ mình bị sảy thai.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dinh dưỡng cần thiết đối với phụ nữ mang thai trong mùa dịch

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo health.com) -
Bình luận
Tin mới
  • 18/09/2024

    Mỗi phút tiếp xúc ánh sáng xanh phá hủy hàng triệu tế bào nhãn cầu

    Công nghệ xâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống khiến hầu hết trẻ em ngày nay dành hàng giờ liền trước các thiết bị số như điện thoại, tivi và máy tính bảng.

  • 18/09/2024

    Nên bắt đầu cho trẻ tập luyện thể thao như thế nào?

    Bất cứ độ tuổi nào cũng cần tập luyện thể thao vì tập luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Trẻ em có thể bắt đầu tập luyện thể thao từ rất sớm để hình thành thói quen tập luyện hàng ngày cho trẻ.

  • 17/09/2024

    Ngủ 6 tiếng mỗi ngày có được coi là đủ?

    Việc cắt bớt thời gian ngủ có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.

  • 17/09/2024

    Giải mã những hiểu lầm về Vitamin K2

    Vitamin K2, còn được gọi là menaquinone, là một loại vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và tim mạch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xung quanh tác dụng của vitamin này.

  • 16/09/2024

    Làm thế nào để tăng cường khả năng ghi nhớ?

    Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.

  • 16/09/2024

    7 cách phòng ngừa tăng huyết áp

    Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.

  • 15/09/2024

    5 thói quen làm suy yếu hệ miễn dịch

    Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.

  • 15/09/2024

    Bổ sung vitamin K đúng cách cho trẻ em

    Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?

Xem thêm