Não của thai nhi sẽ bắt đầu phát triển quanh tuần thứ 5 của thai kỳ, ống thần kinh sẽ đóng vào quanh tuần thứ 6 hoặc 7 và sau đó não sẽ bắt đầu phân chia thành 3 phần rõ rệt.
Các phần của não bộ
Quanh tuần thứ 5 của thai kỳ, não bộ, tuỷ sống và tim sẽ bắt đầu phát triển. Não bộ của thai nhi là một phần của hệ thần kinh trung ương. Não bộ sẽ gồm 3 phần quan trọng, bao gồm:
Trong 3 tháng đầu
3 tháng đầu là thời gian não bộ phát triển nhanh nhất và sẽ phân chia thành nhiều phần. Trong vòng 4 tuần đầu, một cấu trúc thô sơ gọi là đĩa thần kinh sẽ được hình thành và là tiền thân của hệ thần kinh. Đĩa thần kinh sẽ kéo dài và tự gấp lại để hình thành ống thần kinh – phần đầu ống sẽ phát triển thành não và phần đuôi sẽ dài ra để trở thành tuỷ sống.
Ống thần kinh sẽ tiếp tục phát triển và đến tuần thứ 6 hoặc 7, ống thần kinh sẽ đóng lại và phần trên (còn được gọi là phần não thô sơ) sẽ tách ra thành 3 phần: não trước, não giữa và não sau. Trong quá trình này, các nơ ron thần kinh và synap thần kinh cũng sẽ bắt đầu phát triển ở tuỷ sống. Sự kết nối sớm của chúng sẽ giúp thai nhi có những chuyển động đầu tiên.
Trong 3 tháng giữa
Trong 3 tháng giữa não sẽ bắt đầu thực hiện các chức năng của cơ thể bao gồm các chuyển động do não sau chỉ huy, cụ thể hơn là tiểu não.
Một trong số những chuyển động đầu tiên có thể nhận thấy được đó là mút và nuốt, sẽ phát triển quanh tuần thứ 16. Tuần thứ 21, thai nhi đã có thể nuốt được nước ối.
Cũng trong 3 tháng này, các hoạt động thở cũng sẽ bắt đầu được hệ thần kinh trung ương. Não bộ sẽ chỉ huy cơ hoành và cơ ngực co bóp.
Trong 3 tháng này, bé cũng sẽ bắt đầu biết đạp, do tiểu não đã bắt đầu có khả năng chỉ huy các hoạt động như đạp và kéo giãn người. Trong giai đoạn cuối của 3 tháng giữa, bé cũng đã bắt đầu nghe thấy và các sóng não cũng sẽ phát triển, dẫn đến bé có chu kỳ thức – ngủ trong bụng mẹ.
Cuối giai đoạn này, não thai nhi đã có cấu trúc tương tự như não người lớn và phần thân não gần như đã phát triển hoàn toàn.
Trong 3 tháng cuối
3 tháng cuối là giai đoạn phát triển hoàn chỉnh. Trên thực tế, em bé vẫn tiếp tục phát triển và não bộ cũng vậy. Bề mặt não bắt đầu có sự phân hoá và hai bán cầu não (não trái và não phải) cũng sẽ được tách biệt.
Phần não phát triển rõ nhất trong giai đoạn này là tiểu não, do đó, bạn sẽ nhận thấy rõ hơn các hoạt động của bé như đấm, đá, đạp…
Nuôi dưỡng sự phát triển của não bộ
Mặc dù bạn gần như không thể kiểm soát được điều gì trong suốt 9 tháng nhưng có một điều bạn chắc chắn kiểm soát được đó là những gì bạn ăn vào. Não bộ của bé sẽ phát triển khoẻ mạnh ngay từ trước khi bạn mang thai. Theo CDC, chế độ ăn lành manh có chứa acid folic từ cả thực phẩm và thực phẩm bổ sung có thể kích thích hệ thần kinh phát triển khoẻ mạnh. Có rất nhiều dị tật của não bộ và tuỷ sống có thể xảy ra nếu có bất thường xảy ra trong những tuần đầu não phát triển. Các dị tật này có thể bao gồm dị tật ống thần kinh hoặc nút đốt sống. Có 2 chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng tham gia vào sự phát triển của não bộ, đó là:
Acid folic
Acid folic (còn gọi là vitamin B9) sẽ hỗ trợ quá trình phát triển não bộ và cột sống của thai nhi. Acid folic không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành ống thần kinh mà còn tham gia sản xuất DNA và các chất dẫn truyền thần kinh. Acid folic cũng đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất năng lượng và các tế bào hồng cầu.
Trong giai đoạn chuẩn bị mang thai, cần uống bổ sung ít nhất 400-600mcg acid folic mỗi ngày và tiếp tục bổ sung khoảng 400mcg/ngày trong quá trình mang thai. Nếu bạn có tiền sử sinh ra trẻ có khuyết tật ống thần kinh, bạn nên bổ sung khoảng 4mg/ngày trong giai đoạn chuẩn bị mang thai.
Các thực phẩm giàu folate/acid folic bao gồm rau có lá màu xanh, hạt lanh và ngũ cốc nguyên cám.
Acid béo omega 3
Một chất dinh dưỡng khác cũng quan trọng đối với sự phát triển của não bộ là acid béo omega 3. Não bộ có chứa hàm lượng chất béo rất cao, và omega 3 sẽ giúp ích trong việc tích tụ chất béo ở não bộ và cả ở mắt. Omega cũng rất có ích trong việc phát triển các synap thần kinh hoặc các kết nối thần kinh. Thực phẩm giàu omega 3 bao gồm cá hồi, hạt óc chó và trái bơ
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phải làm gì khi thai nhi không chuyển động nhiều như bình thường?
Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.
Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.
Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.
Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.
Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.