Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tìm hiểu về chứng khô mắt khi mang thai

Nếu mắt không tiết đủ nước mắt hoặc không thể duy trì lớp ẩm khỏe mạnh, thai phụ có thể mắc hội chứng khô mắt. Điều này xảy ra do lượng hormone tăng cao trong quá trình mang thai.

Phụ nữ thường gặp tình trạng khô mắt khi mang thai. Các bác sĩ không hoàn toàn hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng này, nhưng sự thay đổi nội tiết tố có thể khiến mắt khó tiết đủ nước mắt hơn. Khô mắt trong thai kỳ gây khó chịu, nhưng một số phương pháp điều trị có thể giúp ích cho bạn. Bài viết này thảo luận về các triệu chứng và nguyên nhân của chứng khô mắt trong thai kỳ, cũng như các biện pháp điều trị tại nhà và điều trị y tế mà mọi người có thể sử dụng để kiểm soát tình trạng này.

Triệu chứng của khô mắt trong thai kỳ 

Phụ nữ trong thai kỳ có thể nhận thấy các triệu chứng khô mắt sau:

  • mắt khô, ngứa hoặc khó chịu
  • cảm thấy cần phải chớp mắt thường xuyên
  • nhạy cảm với ánh sáng
  • chảy nước mắt
  • chất nhầy khô hoặc dịch lỏng ở khóe mắt
  • mắt đỏ
  • cộm khi đeo kính áp tròng
  • thay đổi trong tầm nhìn
  • cảm giác mắt mệt mỏi hoặc sụp mí
  • cảm giác có vật trong mắt 

Nguyên nhân gây khô mắt 
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa hiểu đầy đủ lý do tại sao những người mang thai thường bị khô mắt, nhưng một số nghiên cứu đã được thực hiện để khám phá tình trạng này. Một nghiên cứu năm 2019 trên 134 người mang thai ở Nigeria cho thấy rằng chứng khô mắt đạt đỉnh điểm vào 3 tháng cuối thai kỳ, với tỷ lệ thấp nhất là 6 tuần sau sinh. Nữ giới có nhiều khả năng bị khô mắt hơn nam giới, đặc biệt là khi thay đổi nội tiết tố xảy ra, chẳng hạn như khi mang thai hoặc mãn kinh hoặc khi thực hiện một số hình thức kiểm soát sinh sản. Nam giới có lượng hormone nội tiết tố androgen cao hơn, bao gồm testosterone. Các hormone này có thể bảo vệ họ khỏi bị khô mắt vì chúng hỗ trợ sản xuất nước mắt từ tuyến lệ. Mặc dù phụ nữ cũng có các hormone sinh dục này, nhưng mức độ của chúng thấp hơn, điều này có thể giải thích tại sao họ có tỷ lệ khô mắt cao hơn nam giới. Chỉ riêng nội tiết tố androgen không thể giải thích tình trạng khô mắt khi mang thai, vì những hormone này thường tăng lên trong thai kỳ. Ví dụ, mức testosterone tăng khoảng 70% trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, nồng độ estradiol - một loại hormone có ở mức cao hơn ở hầu hết phụ nữ - cũng tăng lên khi mang thai. Estradiol có thể chống lại tác dụng bảo vệ của nội tiết tố androgen bằng cách ngăn chặn các gen giúp sản xuất nước mắt. Tính chất này có thể giải thích tại sao ngày càng có nhiều người bị khô mắt khi mang thai. Ngoài sự dao động của hormone, nhiều tình trạng sức khỏe khác và các yếu tố lối sống có thể gây khô mắt. Do đó, mọi người nên đến gặp bác sĩ để được đánh giá. Các nguyên nhân tiềm ẩn khác của khô mắt bao gồm:

  • dị ứng
  • thiếu vitamin A
  • sử dụng màn hình máy tính hoặc điện thoại trong thời gian dài
  • bệnh tự miễn, chẳng hạn như lupus
  • thuốc, như thuốc kháng histamine và thuốc chống viêm không steroid

Mọi người có thể thấy rằng các vấn đề về da như bệnh trứng cá đỏ và bệnh chàm gây khô mắt. Những tình trạng da này có thể trở nên tồi tệ hơn trong thời kỳ mang thai và làm tăng thêm vấn đề khô mắt liên quan đến hormone.

Điều trị y tế

Các bác sĩ phải xác định nguyên nhân gây khô mắt trước khi có thể điều trị. Các lựa chọn điều trị y tế bao gồm:

  • Thuốc nhỏ theo toa: Bác sĩ có thể kê toa thuốc nhỏ mắt hoặc nước mắt nhân tạo có cường độ mạnh để giảm viêm.
  • Nút bịt nước mắt: Bác sĩ có thể lắp nút bịt nước mắt có thể tháo rời vào ống dẫn nước mắt, giúp nước mắt lưu lại trong mắt lâu hơn.
  • Thuốc steroid: Thuốc steroid có thể giúp điều trị một số loại viêm mắt. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên sử dụng kem steroid trên mí mắt hoặc thử dùng thuốc nhỏ mắt có chứa steroid.
  • Kính chống ẩm: Đeo kính chống ẩm vào ban đêm có thể giúp giữ cho mắt được bôi trơn. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên sử dụng kính bảo hộ cùng với thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ.
  • Thuốc kháng sinh: Một số loại thuốc kháng sinh có đặc tính chống viêm và có thể giúp làm giảm các triệu chứng khô mắt. Tuy nhiên, những phương pháp điều trị này có thể không phù hợp trong thời kỳ mang thai.
  • Phẫu thuật: Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nếu các phương pháp điều trị khác không làm giảm bớt các triệu chứng. Một lựa chọn là bịt các ống dẫn nước mắt vĩnh viễn, giữ nước mắt trong mắt lâu hơn. Một thủ thuật khác, được gọi là tarsorrhaphy, nối các phần của mí mắt trên và dưới với nhau để thu hẹp độ mở của mắt và giảm khô. 

Sự dao động hormone mà mọi người trải qua khi mang thai có thể khiến tình trạng khô mắt trở nên trầm trọng hơn. Mặc dù hiếm khi là một tình trạng nghiêm trọng, nhưng mọi người có thể thấy khô mắt khó chịu và gặp khó khăn trong các công việc hàng ngày vì đau và khó chịu. Một loạt các phương pháp điều trị có thể giúp giảm bớt các triệu chứng khô mắt. Tuy nhiên, người mang thai cần thận trọng khi sử dụng cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn cho bệnh khô mắt. Bác sĩ, chuyên viên đo mắt hoặc bác sĩ nhãn khoa có thể tư vấn cho những người mang thai về phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 ảnh hưởng của thai nghén đến mắt

Bình luận
Tin mới
  • 21/09/2023

    Bổ sung quá nhiều vitamin D có thể ảnh hưởng đến sức khỏe

    Vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phản ứng miễn dịch. Tuy nhiên, nếu bổ sung vitamin D quá liều có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.

  • 21/09/2023

    Cách quản lý căng thẳng khi bước vào năm học

    Căng thẳng khiến trẻ em không thể học tập và người lớn không thể thực hiện được công việc của mình. Đó là lý do tại sao trẻ em và người lớn phải được dạy cách nhận biết về các dấu hiệu, triệu chứng của lo âu và trầm cảm, đồng thời nỗ lực phát triển các công cụ chống lại các tác nhân gây căng thẳng.

  • 21/09/2023

    8 dấu hiệu cảnh báo tim bạn không khỏe

    Các bệnh lý về tim mạch được mệnh danh là những "kẻ sát nhân thầm lặng" vì thường diễn biến âm thầm. Vì vậy, nếu đột nhiên gặp phải những dấu hiệu dưới đây thì bạn cần thận trọng.

  • 21/09/2023

    Tóc bạc sớm cảnh báo một số vấn đề sức khỏe

    Melanin là sắc tố mang lại màu sắc cho tóc. Khi nhiều tuổi, việc sản xuất melanin giảm dần, dẫn đến tóc dần mất màu và chuyển bạc. Tuy nhiên, nếu tóc bạc sớm hơn tuổi có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe.

  • 21/09/2023

    6 động tác giãn cơ giúp thả lỏng cơ lưng mỗi ngày

    Với dân văn phòng, người có đặc thù công việc ngồi trên 40 tiếng mỗi tuần, vùng lưng rất dễ đau nhức, căng mỏi. Một vài động tác giãn cơ nhẹ nhàng sau giúp bạn thả lỏng cơ lưng sau mỗi ngày làm việc.

  • 21/09/2023

    Dậy thì sớm ở trẻ em

    Nghiên cứu gần đây cho thấy dậy thì có thể xảy ra sớm hơn đối với cả bé trai và bé gái. Trung bình, bé gái sẽ bắt đầu dậy thì vào khoảng 11 tuổi và bé trai vào khoảng 12 tuổi. Nếu dậy thì bắt đầu sớm hơn, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng dậy thì sớm. Tình trạng này xảy ra trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Cần tìm hiểu lý do tại sao tuổi dậy thì có thể xảy ra sớm hơn, các dấu hiệu và nguyên nhân gây ra tình trạng này.

  • 21/09/2023

    8 thực phẩm cần tránh trước cuộc "yêu"

    Chế độ ăn uống có ảnh hưởng không nhỏ đến "chuyện ấy". Lưu ý tránh ăn một số thực phẩm sau trước cuộc "yêu" để không làm gián đoạn sự thăng hoa.

  • 21/09/2023

    10 thực phẩm giúp trẻ em khỏe mạnh và tăng cường trí não

    Dinh dưỡng đúng không chỉ tốt cho sự phát triển thể chất của trẻ mà còn tác động tích cực đến hoạt động não bộ. Cha mẹ có thể tham khảo 10 loại thực phẩm giúp tăng cường trí não.

Xem thêm