Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 tình trạng dẫn đến khô mắt

Khô mắt có thể do những thay đổi trong cơ thể. Dưới đây là những bệnh hệ thống có thể dẫn đến hoặc góp phần dẫn đến khô mắt.

6 tình trạng dẫn đến khô mắt

Hầu hết chúng ta đều từng trải qua cảm giác khô mắt. Một câu hỏi thường được nêu ra là: “Tại sao mắt bạn bị khô?”

Khô mắt có thể do lớp màng nước mắt bị phá hủy hoặc mất tính ổn đinh. Nước mắt thực sự khá phức tạp và bao gồm nhiều thành phần như khoáng chất, protein, kháng thể tự nhiên và các chất hóa học khác ngoài nước, chất nhầy và dầu. Khi bất kì một trong những thành phần này bị thiếu hoặc nếu quá thừa, lớp màng nước mắt mất ổn định và tình trạng khô mắt có thẻ xảy ra.

Nhưng nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì?

1. Tiểu đường

Tiểu đường là nguyên nhân phổ biến thứ 3 dẫn đến mù lòa ở Mỹ. Tiểu đường dẫn đến những thay đổi ở mô thần kinh. Tiết nước mắt được kiểm soát bởi sự trao đổi thông tin qua lại giữa thần kinh ở giác mạc và thần kinh ở tuyến lệ. Khi vòng phản hồi này bị phá vỡ, tuyến lệ sẽ ngừng tiết nước mắt và mắt chúng ta bị khô. Khi bệnh nhân mắc tiểu đường kéo dài, đường máu thay đổi sẽ ảnh hưởng đến phòng phản hồi thần kinh giữa giắc mạc và tuyến lệ dẫn đến nguy cơ khô mắt càng lớn.

2. Thay đổi về hormone và tuổi tác

Hormone như androgen, glucagon và corticotrophin đều ảnh hưởng đến sự tạo ra nước mắt. Tế bào tiết nhầy giúp tạo nên màng nước mắt khỏe mạnh mà không cần có vòng phản hồi đã đề cập đến bên trên. Chúng phụ thuộc vào hệ hormone. Khi những thay đổi về hormone xảy ra ở phụ nữ mãn kinh, những tế bào này không tạo đủ lượng chất nhầy khiến mắt bị khô. Điều này cũng xảy ra ở những phụ nữ sử dụng liệu pháp thay thế hormone và kiểm soát sinh sản bằng hormone. Protein giúp tạo nên lớp màng nước mắt cũng giảm dần khi chúng ta có tuổi.

3. Tăng huyết áp

Theo ước tính có khoảng 67 đến 75 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ mắc tăng huyết áp. Tăng huyết áp dẫn đến nguy cơ bị đau tim, suy tim, đột quỵ, suy thận và bệnh mạch ngoại biên. Nhiều bệnh nhân bị tăng huyết áp cũng xuất hiện chứng khô mắt.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô mắt xuất hiện và tiến triển có liên quan nhiều đến các loại thuốc được sử dụng để điều trị tăng huyết áp. Hai loại thuốc điều trị tăng huyết áp có thể gây khô mắt là thuốc chẹn beta và thuốc lợi tiểu. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân bị tăng huyết áp cũng có các vấn đề về sức khoẻ khác như tiểu đường, bệnh tuyến giáp hoặc lo lắng và trầm cảm, tất cả đều làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng khô mắt.

4. Lupus

Chứng khô mắt là triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân mắc Lupus. Bệnh mắt khô phát triển ở bệnh nhân Lupus do các kháng thể tự miễn dịch và các mảnh vỡ của hệ thống miễn dịch tạo thành trong các mô mắt khác nhau. Điều này làm giảm đáng kể thành phần nước trong nước mắt và tạo nên các vấn đề bất ổn định với sản sinh chất nhầy trong nước mắt.

5. Viêm khớp

Bệnh viêm khớp ở người lớn và vị thành niên là những bệnh rất phức tạp mà chúng ta chưa thể hiểu hết. Tuy nhiên, một số bệnh viêm, như viêm mống mắt và viêm kết mạc, thường phát triển với bệnh này. Những tình trạng này có thể gây đau đớn và khó điều trị. Thành phần viêm này tạo ra các tế bào viêm và các mảnh vụn tích tụ trong tuyến lệ và thay đổi bề mặt của mắt, gây khô đáng kể có thể dẫn đến sẹo giác mạc.

6. Hội chứng Sjogren

Hội chứng Sjogren là một bệnh viêm mãn tính phức tạp và gây ra khô mắt, khô miệng, đau khớp, sưng, cứng khớp, sưng tuyến nước bọt, khô cổ họng, ho, khô âm đạo và mệt mỏi. Tình trạng này ảnh hưởng ở nữ giới nhiều hơn nam giới và thường xảy ra trong những năm 4-5 tuổi. Hầu hết các bệnh nhân đều có các triệu chứng mắt khô trước khi chẩn đoán thực sự hội chứng Sjogren.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các triệu chứng khô mắt bạn không nên bỏ qua

Bình luận
Tin mới
Xem thêm