Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thực phẩm bổ sung dành cho bệnh khô mắt

Khô mắt là một bệnh về mắt khá phổ biến. Theo thống kê tại Mỹ, có khoảng 6.8% số người trưởng thành mắc phải hội chứng này.

Khô mắt là một hội chứng xảy ra khi mắt không tạo ra đủ nước mắt. Khô mắt cũng có thể xảy ra khi mắt không sản xuất đủ loại nước mắt cần thiết. Khô mắt có thể gây nóng rát, ngứa mắt và kích ứng mắt.

Tuy nhiên, có rất nhiều cách giúp bạn kiểm soát triệu chứng của mình. Một trong số đó là sử dụng các thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, hiệu quả của việc sử dụng thực phẩm chức năng như thế nào thì chưa rõ. Ngoài ra, sử dụng quá nhiều một loại vitamin nào đó cũng có thể gây phản ứng phụ. Bạn có thể đã bổ sung đủ các chất dinh dưỡng này qua chế độ ăn, do vậy hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thực phẩm chức năng nào.

Vitamin A

Vitamin  là một loại vitamin tan trong dầu cần thiết cho sức khoẻ của mắt. Bạn cần vitamin A để sản xuất nước mắt và dưỡng ẩm cho mắt. Thiếu vitamin A có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khoẻ, bao gồm cả khô mắt. Trong một nghiên cứu năm 2019, những người tham gia bị khô mắt bổ sung vitamin A hàng ngày trong 3 ngày, với lượng 5000IU/liều. Sau 3 ngày, những người tham gia cho thấy chất lượng nước mắt đã tốt hơn.

Theo các nhà nghiên cứu, vitamin A giúp cải thiện độ mịn của lớp màng phim nước mắt. Đây là một lớp dịch mỏng của mắt. Vitamin A cũng giúp hỗ trợ sự hình thành của nước mắt. Nghiên cứu  này cho thấy sử dụng 5000 IU vitamin A/ngày có thể giúp cải thiện tình trạng khô mắt. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để đưa ra được liều chính xác và để xem xem lợi ích này có kéo dài không.

Nếu bạn lựa chọn sử dụng vitamin A, nên tránh sử dụng trên 10.000 IU để tránh bị ngộ độc. Vì vitamin A là vitamin tan trong dầu, nên vitamin A có thể tích tụ trong cơ thể. Ngộ độc vitamin A có thể gây buồn nôn, đau đầu, kích ứng da, đau khớp.

Vitamin D

Vitamin D cũng là một vitamin tan trong dầu. Da sẽ tạo ra vitamin D khi cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bạn cũng có thể bổ sung thêm vitamin D thông qua một số thực phẩm. Thiếu vitamin D có thể gây ra các triệu chứng khô mắt. Tuy nhiên, bổ sung vitamin D có thể giúp ích bằng cách làm giảm viêm ở bề mặt mắt, theo một nghiên cứu năm 2020.

Nghiên cứu năm 2019 chỉ ra rằng bổ sung vitamin D sẽ giúp cải thiện hiệu quả của các loại thuốc nhỏ dưỡng ẩm mắt. Nghiên cứu năm 2018 cũng cho thấy rằng bổ sung vitamin D đường uống có thể giúp cải thiện chất lượng nước mắt và triệu chứng khô mắt.

Vitamin B12

Vitamin B12 là một vitamin tan trong nước, có vai trò giúp cơ thể tạo ra DNA và các tế bào thần kinh. Thiếu vitamin B12 có liên quan đến tình trạng khô mắt nghiêm trọng và đau mắt.

Phối hợp bổ sung vitamin B12 đường uống và nước mắt nhân tạo sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của hội chứng khô mắt, theo nghiên cứu năm 2020. Theo nghiên cứu này, vitamin B12 sẽ giúp sửa chữa lớp dây thần kinh giác mác hoặc các dây thần kinh trên bề mặt của mắt. Việc này có thể giúp làm giảm cảm giác nóng rát đi kèm với hội chứng khô mắt.

Nghiên cứu trường hợp năm 2015 cũng chỉ ra rằng vitamin B12 có thể giúp cải thiện triệu chứng ở người bị khô mắt mãn tính. Chưa có khuyến nghị cụ thể về liều vitamin B12 cho hội chứng khô mắt. Tuy nhiên, việc bạn nên uống bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào khả năng hấp thu vitamin của bạn. Liều 2000mcg thường sẽ được khuyến nghị là an toàn

Omega 3

Omega 3 là một acid béo không bão hoà đa. Omega 3 giúp hình thành cấu trúc của các màng tế bào và giúp làm giảm viêm trên toàn cơ thể.

Nghiên cứu năm 2016 cho thấy bổ sung omega 3 sẽ giúp cải thiện triệu chứng khô mắt ở những người bị bệnh rosacea. Nghiên cứu khác năm 2015 cũng chỉ ra rằng bổ sung omega 3 có thể giúp làm giảm triệu chứng khô mắt ở những người mắc các vấn đề về thị lực do sử dụng máy tính. Theo nghiên cứu này, omega 3 sẽ giúp làm giảm tỷ lệ bốc hơi của nước mắt. Ngoài ra, omega 3 còn giúp làm giảm viêm, từ đó giúp làm giảm các triệu chứng như kích ứng và đau mắt.

Không có liều khuyến nghị chính thức về sử dụng omega 3 để điều trị khô mắt. Nhưng theo nghiên cứu năm 2014, các bác sĩ nhãn khoa thường sẽ kê liều 1000mg mỗi ngày.

Các phương pháp điều trị khác

Ngoài việc sử dụng thực phẩm chức năng, cũng có thể thử các biện pháp khác như:

  • Sử dụng nước mắt nhân tạo: giúp dưỡng ẩm mắt
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: không khí khô, ấm có thể làm nặng thêm các triệu chứng. Bạn nên sử dụng máy tạo độ ẩm không khí để làm tăng độ ẩm trong phòng
  • Tránh gió: gió có thể làm khô thêm mắt của bạn. Hãy đeo kính bảo vệ mắt khi đi đến những nơi có nhiều gió
  • Tránh khói thuốc và điều hoà
  • Cho mắt nghỉ ngơi: tránh sử dụng máy tính hoặc điện thoại di động trong thời gian quá dài. Chớp mắt thường xuyên hơn để dưỡng ẩm cho mắt.
  • Uống đủ nước: uống nhiều nước sẽ giúp kích thích sản xuất nước mắt
  • Chườm ấm: giúp làm giảm các triệu chứng
  • Mát xa quanh mí mắt: giúp làm giảm triệu chứng và giúp dưỡng ẩm mắt.

Khi nào nên đi khám bác sĩ

Nếu các biện pháp trên không giúp cải thiện các triệu chứng, bạn nên đến gặp bác sĩ. Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu:

  • Thay đổi bất thương về thị lực
  • Đau mắt tăng lên
  • Đỏ mắt nghiêm trọng
  • Bị kích ứng mắt kéo dài hoặc nặng lên.

Những thay đổi trên có thể do các vấn đề về mắt nghiêm trọng hơn và bạn có thể sẽ cần phải sử dụng một số loại thuốc nhỏ mắt kê đơn để giúp mắt sản xuất nhiều nước mắt hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Đồ trang điểm mắt và chứng khô mắt

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm