Theo bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi - Giám đốc Trung tâm Sản phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, trẻ sinh mổ thường gặp hiện tượng "phổi ướt" (phổi ứ nước ối), mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hệ miễn dịch yếu hơn trẻ sinh thường... Đặc điểm này khiến việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ sinh mổ cần được chú trọng hơn, nhằm giúp trẻ sớm hoàn thiện hệ vệ sinh đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch. Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh có thể bổ sung Probiotic và Prebiotic.
Probiotic - lợi khuẩn quan trọng tại đường ruột
Probiotic được Giáo sư người Nga Elie Metchnikoff, từng đoạt giải Nobel Y học năm 1908, nghiên cứu và đưa ra những khái niệm đầu tiên về lợi ích của chúng đối với sức khỏe con người. Đến năm 2001, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Thế giới (FAO) đã mở hội thảo khoa học toàn cầu về Probiotic, tạo tiền đề cho nhiều nghiên cứu về lợi khuẩn ra đời.
Các chuyên gia ngành miễn dịch học tại Đại học Y Milano (Italy) cũng phát hiện cơ thể có 100.000 tỷ lợi khuẩn và hại khuẩn, nhiều gấp 10 lần tế bào người. Chúng tập trung ở đường ruột - nơi có đến 2 kg vi khuẩn. Lợi khuẩn chiến đấu với hại khuẩn, hoạt hóa hệ thống tế bào miễn dịch, bảo vệ cơ thể. Vì vậy, đường ruột quyết định đến 70 - 80% sức đề kháng. Nếu hệ vi sinh đường ruột duy trì tình trạng cân bằng (85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn), hệ tiêu hóa sẽ khỏe mạnh, hệ miễn dịch sẽ "kiên cố" hơn.
Theo bác sĩ Mỹ Nhi, trẻ sinh tự nhiên sẽ đạt tỷ lệ cân bằng này, nhờ thừa hưởng lợi khuẩn dồi dào từ ống dẫn sinh của mẹ và sữa mẹ. Ngược lại, trẻ sinh mổ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột (thiếu hụt lợi khuẩn nhưng hại khuẩn lại gia tăng) do không đi qua ống dẫn sinh của mẹ và mẹ sau mổ thường chậm cho bú, ít sữa. Bé sinh thường chỉ mất khoảng 10 ngày để hệ miễn dịch hoạt động ổn định. Nhưng ở bé sinh mổ, quá trình này bị kéo dài, có thể cần tới 6 tháng, nên các bé dễ bị các bệnh lý miễn dịch dị ứng như viêm mũi dị ứng, dị ứng thức ăn, chàm sữa, nhiễm trùng...
"Bổ sung lợi khuẩn là cách hữu hiệu để bù đắp thiệt thòi cho trẻ sinh mổ. Probiotic là những lợi khuẩn tốt cho đường ruột của trẻ. Có nhiều loại vi khuẩn có lợi, ví dụ Bifidobacterium - một loại lợi khuẩn rất quan trọng. Có hơn 400 chủng Bifidobacterium khác nhau, trong đó nổi bật là chủng Bifidobacterium Breve M - 16V được nói đến khá nhiều trong thời gian gần đây. Đây là chủng lợi khuẩn đã được chứng minh lâm sàng, giúp cải thiện triệu chứng dị ứng ở trẻ viêm da cơ địa, viêm da do tã lót và triệu chứng tiêu hóa, hen suyễn...", bác sĩ Đào Thị Yến Thuỷ - Trưởng khoa dinh dưỡng tiết chế Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chia sẻ tại toạ đàm "Dinh dưỡng cho trẻ sinh mổ" diễn ra vào ngày 16/4 trên VnExpress.
Bác sĩ Đào Thị Yến Thủy khuyên các mẹ nên bổ sung các loại lợi khuẩn nhằm bù đắp thiệt thòi cho trẻ sinh mổ.
Prebiotic - chất xơ làm thức ăn nuôi lợi khuẩn
Trẻ cần bú mẹ. Các lợi khuẩn Probiotic cũng cần các chất xơ Prebiotic nuôi dưỡng. Chúng không bị tiêu hóa trong dạ dày và ruột non mà trở thành nguồn thức ăn giúp lợi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Bác sĩ Mỹ Nhi nói thêm, Prebiotic có thể làm tăng nhu động ruột, tăng số lần đi tiêu của bé, hút nước làm mềm phân giúp bé không táo bón.
Theo các bác sĩ, Prebiotic có nhiều loại, được nghiên cứu rộng nhất là hệ chất xơ Prebiotics scGOS/lcFOS 9:1 theo tỷ lệ phân bố của các oligosaccharides có trong sữa mẹ với hơn 40 nghiên cứu lâm sàng và 90 công bố khoa học chứng minh: giảm nguy cơ mắc các bệnh về dị ứng như viêm da cơ địa, tăng số lợi khuẩn, giảm số hại khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm trùng, cải thiện số lần đi tiêu và giúp phân mềm hơn...
Bác sĩ Mỹ Nhi cho biết viện nghiên cứu Danone Nutricia Research vừa kết hợp thành công Probiotic và Prebiotic với tỷ lệ phù hợp cho trẻ sinh mổ, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó cải thiện hệ miễn dịch của trẻ sinh mổ.
"Synbiotic là một trong những cách giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột đã được chứng minh lâm sàng, từ đó giúp trẻ sinh mổ phát triển hệ miễn dịch. Nó bổ sung lượng lớn lợi khuẩn lẫn chất xơ hòa tan hỗ trợ tiêu hóa, tạo lá chắn tự nhiên trước hại khuẩn bên trong và hàng rào bảo vệ trẻ khỏi các mầm bệnh bên ngoài", bác sĩ Mỹ Nhi cho biết.
Theo bác sĩ Mỹ Nhi, công thức này đã được nghiên cứu lâm sàng. Kết quả, nhóm trẻ sinh mổ được bổ sung Synbiotic đã bù đắp lượng lợi khuẩn thiếu hụt, phục hồi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, hỗ trợ phát triển hệ miễn dịch ở bé sinh mổ. Ngoài ra, Synbiotic còn hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh lý về da; giảm các bệnh lý dị ứng như viêm da cơ địa, chàm sữa...
Viện nghiên cứu Danone Nutricia Research (Pháp).
Tham khảo thêm thông tin bài viết: 7 điều bạn cần biết trước khi bổ sung Probiotic.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?