Khi nào sản phẩm probiotics cần được bảo quản lạnh?
Theo bác sỹ Vincent M. Pedre (người Mỹ), cách đơn giản nhất để biết sản phẩm probiotics bạn mua có cần được bảo quản lạnh hay không là đọc kỹ nhãn sản phẩm. Thông thường, các nhà sản xuất đều ghi rõ cách bảo quản probiotics để kéo dài thời hạn sử dụng. Một cách khác để xác định điều này là chú ý tới cách cửa hàng bảo quản sản phẩm khi bạn chọn mua hàng.
Chất lượng của probiotics có tốt hơn khi được bảo quản lạnh?
Chất lượng của probiotics không phụ thuộc vào việc sản phẩm có cần được bảo quản lạnh hay không. Trên thực tế, từng chủng lợi khuẩn đều có mức độ nhạy cảm khác nhau. Không phải chủng lợi khuẩn nào cũng có thể trải qua công nghệ sấy lạnh, quy trình bắt buộc để sản phẩm có thể để được ở nhiệt độ phòng.
Cụ thể, một số chủng lợi khuẩn như Lactobacillus delbrueckii đặc biệt nhạy cảm với quy trình sấy lạnh. Trong khi đó, chủng lợi khuẩn Lactobacillus paracasei và các chủng hình thành bào tử như Bacillus lại có thể được bảo quản tốt ở nhiệt độ phòng.
Nhiều người cho rằng các sản phẩm probiotics được bảo quản lạnh thường chứa ít chất phụ gia hơn. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng. Bác sỹ Vincent M. Pedre khuyên bạn vẫn nên kiểm tra thành phần ghi trên nhãn sản phẩm để để chắc chắn chúng không chứa các chất phụ gia.
Chưa kể, việc bắt buộc phải bảo quản ở nhiệt độ lạnh đôi khi có thể gây ra khó khăn cho người tiêu dùng. Nguyên nhân là bởi nếu thường xuyên phải đi công tác, di chuyển nhiều, bạn sẽ rất khó mang theo các loại probiotics cần được bảo quản lạnh.
Một vài lưu ý khi bảo quản probiotics ở nhiệt độ phòng
Dưới đây là một vài lưu ý giúp bạn bảo quản probiotics ở nhiệt độ phòng, giúp kéo dài thời hạn sử dụng, đảm bảo các lợi ích sức khỏe của sản phẩm:
- Giữ nguyên gói/lọ đựng probiotics: Một số loại vật liệu như thủy tinh, một số loại nhựa nhất định có thể bảo vệ probiotics khỏi độ ẩm và các yếu tố môi trường khác có thể tiêu diệt lợi khuẩn, làm giảm hiệu quả của sản phẩm. Các nhà sản xuất đã cẩn thận lựa chọn bao bì để tối ưu hóa thời hạn sử dụng của sản phẩm. Do đó, bạn không cần phải chuyển probiotics sang hộp đựng, chai/lọ khác.
- Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
- Đảm bảo đậy kín nắp sản phẩm sau khi sử dụng.
- Tránh để probiotics ở nơi có nhiệt độ, độ ẩm cao (đặc biệt là trong phòng tắm). Điều này có thể tiêu diệt nhiều chủng lợi khuẩn.
Chú ý tới hạn sử dụng khi bổ sung probiotics
Probiotics là các sinh vật sống, do đó chúng cũng sẽ chết dần, đặc biệt là khi vượt quá thời hạn sử dụng của sản phẩm. Để tối ưu hóa lợi ích của việc bổ sung probiotics, bạn nên chỉ nên sử dụng các sản phẩm còn hạn sử dụng.
Mỗi sản phẩm probiotics đều có chứa một số lượng lợi khuẩn cụ thể trên mỗi viên, được tính bằng đơn vị CFU (đơn vị tạo khuẩn lạc). Tuy nhiên, con số này chỉ đúng khi sản phẩm chưa hết hạn. Sau thời điểm này, số lượng lợi khuẩn sẽ giảm xuống rõ rệt và việc bổ sung probiotics sẽ không còn mang lại hiệu quả.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: 7 điều bạn cần biết trước khi bổ sung Probiotic
Chế độ ăn uống đủ chất xơ giúp giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ ổn định đường huyết và giảm nguy cơ ung thư. Một vài dấu hiệu sau cảnh báo bạn đang thiếu chất xơ.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, căng thẳng quá cao trong công việc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ, một vấn đề về nhịp tim nguy hiểm.
Astaxanthin là một chất chống oxy hóa mạnh thuộc nhóm carotenoid, được tìm thấy tự nhiên trong một số loài tảo biển và các loại hải sản như cá hồi, tôm và tôm hùm.
Sỏi mật là loại sỏi hình thành trong túi mật hoặc trong hệ thống ống dẫn mật. Sỏi mật thường ít khi gây triệu chứng, nhưng trong trường hợp chúng gây triệu chứng hoặc biến chứng khó chịu, người bệnh có thể cần thực hiện phẫu thuật cắt túi mật để loại bỏ sỏi.
Ngứa mắt là một triệu chứng thường gặp, gây cảm giác khó chịu và khiến bạn muốn dụi mắt liên tục. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?
Tình trạng trào ngược acid dạ dày buổi tối có thể gây ra các triệu chứng như ợ hơi, buồn nôn, đau họng, hơi thở có mùi… Lựa chọn các đồ uống thảo mộc giúp làm giảm tình trạng khó chịu này.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Với sự gia tăng của các ca bệnh trong những năm gần đây, việc phát triển và sử dụng vaccine phòng sốt xuất huyết đã trở thành một bước tiến quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Buồn nôn là cảm giác khó chịu, gây mệt mỏi mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Nó có thể xuất phát từ cảm giác hết sức tự nhiên khi bạn ăn thức ăn lạ, có mùi, có thể là do say tàu xe hoặc cảm lạnh và dưới đây là một số cách tự nhiên giúp bạn giảm cơn buồn nôn.