Hệ vi sinh đường ruột của bạn gồm những gì?
Chúng ta thường nghĩ hệ vi khuẩn trong đường ruột (hệ khuẩn chí ruột) chỉ bao gồm các loại vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Tuy nhiên thực tế, trong ruột chúng ta còn có sự hiện diện của nhiều loại vi sinh vật nhỏ bé khác, tạo nên một thế giới hoàn chỉnh với nhiều chức năng khác nhau, tác động không chỉ ở đường tiêu hóa mà còn ảnh hưởng lên nhiều cơ quan khác trên cơ thể.
Hệ vi sinh ruột ở người thay đổi theo từng giai đoạn cuộc đời, cả về chủng loại các vi sinh vật (đặc biệt là sự thay đổi của vi khuẩn) cũng như về số lượng của từng loại.Cụ thể:
- Trong 3 năm đầu đời, hệ vi sinh ruột ở trẻ bắt đầu hình thành thông qua việc bú mẹ, ăn dặm nhưng thật sự chưa hoàn chỉnh. Do đó, trẻ ở tuổi này thường hay mắc các bệnh ở đường tiêu hóa hơn.
- Đến tuổi trưởng thành, hệ vi sinh ở ruột tương đối hoàn chỉnh với đầy đủ chủng loại và số lượng cần thiết, từ đó tạo sự cân bằng hệ vi sinh ruột khỏe mạnh.
- Khi tuổi tác lớn hơn, vì nhiều lý do như chế độ ăn uống kiêng khem, có thêm bệnh nên cần uống thuốc nhiều hơn,… cùng với đó là sự lão hóa làm giảm khả năng miễn dịch với các bệnh tật sẽ khiến cho hệ vi sinh ruột trở nên yếu ớt như trẻ mới lên ba.
Sự thay đổi của hệ vi sinh ruột theo từng giai đoạn cuộc đời
Như một người bạn đồng hành suốt đời, hệ vi sinh ruột không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, mà đặc biệt còn tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa, sinh lý của toàn bộ cơ thể. Do vậy, chúng được xem như một bộ phận quan trọng không thể thiếu và được ví như bộ não thứ 2 của con người.
Hệ vi sinh ruột được ví như bộ não thứ hai của con người (ảnh minh họa)
Rối loạn hệ vi sinh ruột và các bệnh lý liên quan
Khi sự mất cân bằng hệ vi sinh ruột xảy ra, hay còn gọi là rối loạn hệ vi sinh ruột (Dysbiosis), cơ thể dễ gặp phải nhiều bệnh lý tại các cơ quan chức năng khác nhau, chứ không chỉ ở riêng đường tiêu hóa.
Các biểu hiện sớm và dễ nhận biết của tình trạng rối loạn hệ vi sinh ruột là rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, đau bụng, đi phân sống hoặc bị tiêu chảy... Tuy nhiên, những triệu chứng rõ ràng này chỉ là phần nổi của tảng băng mà chúng ta có thể nhìn thấy. Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy sự rối loạn hệ vi sinh ruột vẫn âm thầm diễn ra, lâu dần sẽ trở thành mạn tính, khó phục hồi như gặp phải bệnh viêm đại tràng kích thích, bệnh Crohn… Nghiêm trọng hơn, rối loạn hệ vi sinh ruột có thể gây ra trầm cảm, béo phì, tiểu đường, dị ứng, viêm da (chàm), hen phế quản, tự kỷ, tim mạch, thoái hóa thần kinh Parkinson, Alzheimer, …
Vậy tại sao xảy ra tình trạng rối loạn hệ vi sinh ruột?
Có nhiều yếu tố tác động lên sự cân bằng của hệ vi sinh ruột, bao gồm tuổi tác, các loại thuốc (đặc biệt là kháng sinh), rượu và thuốc lá, stress, nhiễm trùng, thay đổi môi trường sống hoặc chế độ ăn, một số bệnh lý khác…
Nguyên nhân gây ra rối loạn hệ vi sinh ruột
Tái lập cân bằng hệ vi sinh ruột bằng cách nào?
Hệ vi sinh ở trạng thái cân bằng tốt sẽ là cơ sở cho một đường ruột khỏe mạnh, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc phải các bệnh lý mạn tính. Để đạt được điều này, trước hết bạn cần phải xây dựng một chế độ ăn lành mạnh với thực phẩm ít mỡ, ít chất đường nhưng nhiều chất xơ, hoặc sử dụng các loại thực phẩm lên men như sữa chua, kefir,…
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung một số chất vào cơ thể như prebiotics, probiotics (thường được gọi là men vi sinh) nhằm tái lập lại sự cân bằng của hệ vi sinh ruột, trong đó:
Prebiotics
Prebiotics là chất xơ có trong thực phẩm nhưng cơ thể chúng ta không tiêu hóa được, có thể tìm thấy trong các loại trái cây và rau củ tươi như chuối, hành tây, tỏi, ngũ cốc v.v… Các Prebiotics thực tế chỉ là thức ăn cho các loại vi khuẩn ruột tăng trưởng, hay gặp là inulin và fructo-oligo-saccharides (FOS).
Probiotics
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Probiotics (hay thường được gọi là men vi sinh) là những vi sinh vật sống, khi bổ sung với lượng vừa đủ sẽ mang lại lợi ích về sức khỏe cho người sử dụng. Probiotics được tìm thấy trong một số thức ăn, các thực phẩm bổ sung hoặc là thuốc phòng ngừa, điều trị một số bệnh lý liên quan tình trạng rối loạn hệ vi sinh ở ruột.
Với tác động tạo hệ sinh thái cân bằng, lành mạnh ở ruột, probiotic giúp cải thiện chức năng miễn dịch, tạo rào cản mạnh mẽ chống lại các tác nhân nhiễm trùng, cải thiện tiêu hóa, hấp thu thức ăn và dưỡng chất.
Bổ sung Probiotics là một trong những cách giúp tái lập sự cân bằng cho hệ vi sinh ruột
Tuy nhiên, trong số hàng tỷ vi sinh vật tồn tại trong ruột thì đâu mới là loại có thể mang lại lợi ích thực sự? Đây được xem là một nhiệm vụ khó khăn cho các nhà khoa học, đòi hỏi họ phải tiến hành nhiều nghiên cứu để loại dần những chủng không phù hợp, liên tiếp thử nghiệm trên các đối tượng khác nhau (cả người lẫn động vật) để tìm ra những đại diện phù hợp nhất, thỏa mãn được các yêu cầu:
- Không gây bệnh cho người sử dụng.
- Có thể tồn tại trong cơ thể người trong điều kiện bình thường.
Nhiều loại Probiotics đã được tìm ra dựa trên quá trình nghiên cứu như thế, đó là các chủng vi khuẩn sống như Lactobacillus rhamnosus, Bifidobacterium infantis hoặc dưới dạng bào tử như Bacillus clausii hay đặc biệt hơn là dạng vi nấm Saccharomyces boulardii…
Ngoài ra, để đạt tiêu chuẩn dùng trong xử lý bệnh, các loại Probiotics còn phải đạt thêm nhiều tiêu chuẩn khắt khe khác và được chứng nhận của FDA hoặc Cục Quản lý Dược ở các quốc gia.
Một trong rất ít các loại Probiotics đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe nêu trên là men vi sinh dạng nấm Saccharomyces boulardii với chủng đặc hiệu là CNCM I-745 (thường được viết là Saccharomyces boulardii CNCM I-745) do ông Henri Boulard – nhà vi sinh vật học người Pháp tìm thấy trên vỏ trái vải và măng cụt vào những năm 1920 tại Việt Nam.Sau đó, dạng nấm men này được công ty Biocodex của Pháp đưa vào sản xuất và đến nay, đã có hơn 492 triệu người trên thế giới sử dụng trong việc điều trị tiêu chảy cấp, hoặc phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến rối loạn hệ vi sinh ruột như tiêu chảy do dùng kháng sinh.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Bắt tay với hệ vi sinh đường ruột
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.