Mất bao lâu để tiêu hoá thức ăn?
Thời gian tiêu hoá thức ăn sẽ khác nhau giữa từng người, giữa nam giới và nữ giới. Sau khi ăn, sẽ mất khoảng từ 6 - 8 tiếng để thực phẩm đi từ dạ dày tới ruột non. Phần còn lại của thức ăn sau đó sẽ đi vào ruột già để được tiêu hoá, hấp thu nước và một số vi chất, cuối cùng là loại bỏ các chất cặn bã. Thời gian thức ăn ở lại ruột già là khoảng hơn 1 ngày để được phân giải thành các phân tử nhỏ hơn.
Thông thường, thời gian di chuyển của thức ăn như sau: di chuyển qua dạ dày (2-5 tiếng), di chuyển qua ruột non (2-6 tiếng), di chuyển qua ruột già (10-59 tiếng) và tổng thời gian di chuyển qua toàn bộ hệ tiêu hoá (10-73 tiếng). Tính tổng thời gian, kể từ khi bạn nuốt thức ăn đến khi bã thức ăn đó được tống ra ngoài dưới dạng phân, sẽ mất khoảng từ 2-5 ngày.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian và tốc độ tiêu hoá thức ăn bao gồm lượng thực phẩm và loại thực phẩm đã ăn, giới tính, quá trình trao đổi chất và các bệnh về hệ tiêu hoá.
Thời gian tiêu hoá các loại thực phẩm
Một trong những yếu tố quan trọng quyết định thời gian và mức độ tiêu hoá chính là loại thực phẩm mà bạn ăn vào. Sau đây là thời gian tiêu hoá cụ thể của một số loại thực phẩm:
Những thực phẩm được tiêu hoá nhanh nhất là những loại đồ ăn vặt nhiều đường, ví dụ như kẹo. Cơ thể sẽ phân giải kẹo chỉ trong vòng 20-30 phút và do đó, bạn sẽ lại nhanh chóng cảm thấy đói.
Mất bao lâu để tiêu hoá mì ăn liền?
Như vậy, có thể thấy, còn rất nhiều điều chúng ta chưa biết về thời gian tiêu hoá thực phẩm. Nhiều loại thực phẩm tưởng chừng dễ tiêu hoá và vô cùng phổ biến như thịt lợn lại mất kha khá thời gian để tiêu hoá (khoảng 5 tiếng), trong khi đó, nhiều loại thực phẩm tưởng chừng khó tiêu nhưng lại không khó tiêu như nhiều người vẫn nghĩ, ví dụ như mì ăn liền.
Một gói mì ăn liền loại thông dụng (75g) chứa chủ yếu là chất bột đường (khoảng 40g-50g), khoảng 10-13g chất béo và khoảng 6,8g chất đạm. Về bản chất, mì ăn liền có thành phần chính là tinh bột. Do đó, thời gian tiêu hoá mì ăn liền cũng tương tự như thời gian tiêu hoá các loại thực phẩm giàu đường bột khác như cơm, bún, phở. Khi ăn mì ăn liền, một phần tinh bột có trong sợi mì sẽ được tiêu hóa ngay tại khoang miệng, sau đó chuyển xuống dạ dày và được lưu giữ khoảng 3-4 giờ. Và theo cơ chế tiêu hóa như vậy, việc mì ăn liền tồn tại sau 2 giờ, thậm chí 3-4 giờ để tiêu hóa trong dạ dày là điều bình thường. Khoảng thời gian này cũng không phải là quá dài so với nhiều loại thực phẩm khác.
Các mẹo để quá trình tiêu hoá nhanh hơn, giúp tiêu hoá tốt hơn
Để giúp thực phẩm di chuyển trơn tru qua hệ tiêu hoá và dự phòng các tình trạng như tiêu chảy và khó tiêu, bạn nên áp dụng một số biện pháp sau:
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Quá trình tiêu hóa thực phẩm diễn ra như thế nào?
Trong thời tiết mùa Hè, việc tắm rửa hàng ngày đơn giản hơn nhiều so với mùa Đông. Tuy nhiên, những thói quen tắm gội không khoa học có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe trong ngày nắng nóng.
Tỏi không chỉ là gia vị làm tăng hương vị cho món ăn mà còn có nhiều tác dụng trong việc phòng và điều trị bệnh tim mạch, ung thư, nhiễm trùng, xương khớp.
Cùng với các tác nhân bên ngoài, những thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng khiến làn da của bạn bị tổn hại.
Ở Việt Nam, đinh lăng được trồng khá phổ biến trong vườn gia đình, đình chùa, trạm xá, bệnh viện để làm cảnh, làm thuốc và làm rau gia vị.
Người đau dạ dày tuyệt đối không ăn những thực phẩm sống, chua, nhiều đường, cay nóng và đồ chiên xào.
Nhịn ăn gián đoạn hay còn gọi là nhịn ăn không liên tục là biện pháp giảm cân được áp dụng phổ biến hiện nay.
Nấc sau khi ăn là hiện tượng bình thường nhưng nếu xảy ra thường xuyên, bạn cần đề phòng một số bệnh.
Ung thư là một thuật ngữ chung để chỉ một nhóm nhiều bệnh gây ra khi các tế bào bình thường trở nên bất thường, phân chia nhanh chóng và lây lan sang các mô và cơ quan khác xung quanh. Ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới hiện nay. Cùng tìm hiểu về cách ung thư phát triển, di căn và các loại ung thư.