Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sự phát triển của thai nhi theo từng tháng

Bạn đang mang thai, xin chúc mừng. Bạn có tò mò về sự phát triển của em bé trong bụng hay không? Em bé trông như thế nào, khi nào em bé sẽ bắt đầu đạp? Hãy cùng tìm hiểu.

Thụ thai

Thụ thai sẽ xảy ra khi tinh trùng gặp trứng và xâm nhập được vào trứng. Vào thời điểm này, việc tạo bộ gen đã hoàn tất, bao gồm cả giới tính của em bé. Trong vòng 3 ngày sau khi thụ thai, trứng đã được thụ tinh sẽ phân chia rất nhanh thành rất nhiều tế bào. Trứng đã thụ tinh cũng sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng đi vào tử cung, tại đây, trứng sẽ làm tổ ở thành tử cung.  Bánh rau – bộ phận giúp nuôi dưỡng em bé trong suốt 9 tháng thai kỳ cũng sẽ bắt đầu hình thành.

4 tuần

Tại thời điểm này, thai nhi bắt đầu phát triển các cấu trúc hình thành mặt và cổ. Tim và các mạch máu cũng sẽ tiếp tục phát triển. Phổi, dạ dày và gan cũng bắt đầu phát triển. Tại thời điểm này, que thử thai sẽ hiện kết quả dương tính.

8 tuần

Em bé lúc này sẽ có kích thước khoảng 3cm. Mí mắt và tai đang hình thành và bạn có thể nhìn thấy chop mũi của bé. Cánh tay và chân đang được hình thành khá tốt. Ngón tay và ngón chân cũng đang phát triển dài hơn và nhìn rõ hơn.

12 tuần

Lúc này, em bé dài khoảng 5cm và bắt đầu có những cử động đầu tiên. Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy em bé ở đỉnh tử cung, ngay phía dưới xương mu. Bác sỹ có thể giúp bạn nghe được nhịp tim thai của em bé. Cơ quan sinh dục của trẻ cũng đã bắt đầu nhìn thấy rõ ràng hơn.

 16 tuần

Em bé giờ dài khoảng 10-15cm và nặng khoảng 100g. Bạn sẽ cảm thấy em bé ở phần đỉnh tử cung cách khoảng 7cm phía dưới rốn. Em bé đã có thể chớp mắt, tim và mạch máu đã hình thành đầy đủ. Ngón tay và ngón chân cũng đã có vân tay.

20 tuần

Em bé nặng khoảng 300g và dài khoảng 20cm. Đỉnh tử cung lúc này đã ở khoảng ngang rốn. Em bé có thể mút ngón tay cái, ngáp, duỗi tay chân và thay đổi nét mặt. Nếu bạn chưa cảm nhận được, thì sớm thôi, bạn sẽ cảm nhận được sự di chuyển của em bé, còn được gọi là thai máy.

Thời điểm để siêu âm

Vào khoảng 20 tuần, siêu âm sẽ hoàn chỉnh hơn với em bé của bạn. Trong quá trình siêu âm, bác sĩ sẽ đảm bảo rằng bánh rau của em bé khoẻ mạnh và có vị trí bám bình thường, em bé phát triển khoẻ mạnh. Bạn có thể nhìn thấy nhịp tim của em bé và nhìn thấy cử động của em bé, bao gồm cử động tay, chân và cơ thể thông qua việc siêu âm. Vào thời điểm này, cũng có thể dễ dàng xác định được giới tính của em bé.

24 tuần

Em bé nặng hơn 600g và có thể đã đáp ứng lại với âm thanh bên ngoài bằng việc chuyển động và mạch đập nhanh hơn. Bạn có thể cảm nhận được khi em bé nấc. Tai trong của em bé cũng đã phát triển đầy đủ, do vậy, em bé có thể cảm nhận được vị trí của mình ở trong tử cung.

28 tuần

Em bé nặng khoảng 1kg,  và thường xuyên thay đổi vị trí khi ở trong bụng. Nếu bạn phải sinh non vào thời điểm này, khả năng cao là em bé có thể sống được. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về các dấu hiệu sinh non. Đây cũng là thời điểm bạn có thể đăng ký các lớp học tiền sản. Các lớp học tiền sản sẽ giúp chuẩn bị cho bạn rất nhiều kiến thức cho việc sinh sản, bao gồm dấu hiệu chuyển dạ, quá trình sinh con và chăm sóc em bé.

32 tuần

Em bé đã nặng khoảng 1.8kg và bắt đầu di chuyển nhiều hơn. Da của em bé có ít nếp nhăn hơn vì lớp mỡ dưới da bắt đầu phát triển. Từ giờ đến khi sinh ra, em bé có thể đạt được thêm một nửa số cân nặng khi sinh nữa. Giờ là lúc bạn có thể nghĩ về việc nuôi con bằng sữa mẹ, bạn cũng có thể nhận thấy dịch màu vàng rỉ ra từ vú. Đó chính là sữa non và đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đã sẵn sàng cho việc sản xuất sữa. Trong giai đoạn này, đa số phụ nữ sẽ đi khám thai 2 tuần một lần.

36 tuần

Em bé sẽ có cân nặng và chiều dài khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như giới tính, số lượng em bé trong bụng, và tầm vóc của cha mẹ. Trung bình, em bé sẽ dài khoảng 47cm và nặng khoảng 2.7kg. Não của em bé đang phát triển rất nhanh. Phổi đã gần như phát triển đầy đủ. Đầu của em bé thường đã bắt đầu quay xuống dưới vào khung chậu. Em bé sẽ được coi là đủ tháng khi đủ 37 tuần. Nếu sinh em bé trong khoảng 37-39 tuần được coi là non tháng, sinh đủ tháng là từ 39 -40 tuần và sinh già tháng là từ 41-42 tuần.

Sinh nở

Ngày dự sinh của bạn thường là ngày cuối cùng của tuần thứ 40. Ngày dự sinh được tính toán bằng cách dựa vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng. Dựa vào đây, thai kỳ có thể kéo dài từ 38-42 tuần và thường sẽ sinh quanh khoảng 40 tuần. Một số trường hợp mang thai già tháng – trên 42 tuần – không thực sự là già tháng mà do tính sai ngày dự sinh. Để đảm bảo an toàn, đa phần các em bé sẽ được sinh ra muộn nhất ở tuần thứ 42. Bác sĩ sẽ kích thích chuyển dạ nếu ở tuần thứ 42 bạn không có dấu hiệu chuyển dạ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Có nên sử dụng ibuprofen để giảm đau khi mang thai?

Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm