Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thực phẩm giàu chất sắt nên thêm vào chế độ ăn

Sắt là một khoáng chất quan trọng tham gia vào quá trình tạo máu, là thành phần của huyết sắc tố có trong hồng cầu. Thiếu sắt không chỉ dẫn đến tình trạng thiếu máu mà còn gây ra nhiều vấn đề khác về sức khỏe. Dưới đây là một số thực phẩm lành mạnh chứa nhiều chất sắt bạn nên thêm vào chế độ ăn uống hàng này.

Sắt là một khoáng chất quan trọng tham gia vào quá trình tạo máu, là thành phần của huyết sắc tố có trong hồng cầu. Thiếu sắt không chỉ dẫn đến tình trạng thiếu máu mà còn gây ra nhiều vấn đề khác về sức khỏe. Dưới đây là một số thực phẩm lành mạnh chứa nhiều chất sắt bạn nên thêm vào chế độ ăn uống hàng này.

Thực phẩm giàu chất sắt nên thêm vào chế độ ăn

Bổ sung chất sắt qua các thực phẩm ăn hàng ngày.

Động vật có vỏ

Động vật có vỏ rất ngon và bổ dưỡng. Tất cả động vật có vỏ như ngao, sò và trai đều là những nguồn cung cấp sắt dồi dào cho cơ thể. Trong khỏng 100g trai có thể chứa tới 3mg sắt, chiếm khoảng 17% lượng sắt cần cho cơ thể mỗi ngày.

Động vật có vỏ chưa hàm lượng sắt cao.

Sắt trong động vật có vỏ là sắt heme, loại sắt mà cơ thể bạn hấp thụ dễ dàng hơn so với sắt không heme có trong thực vật. Ngoài ra, tất cả các loại động vật có vỏ đều chứa nhiều chất dinh dưỡng và đã được chứng minh là làm tăng mức cholesterol HDL có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Thịt đỏ

Thịt bò là nguồn cung cấp sắt vô cùng phong phú, giúp cải thiện lượng hemoglobin (một loại phân tử protein có nhiệm vụ vận chuyển oxy và tạo sắc tố đỏ cho hồng cầu). Một khẩu phần thịt bò xay 100g chứa 2,7mg sắt, chiếm 15% lượng sắt cần cho cơ thể mỗi ngày. Thịt bò cũng giàu protein, kẽm, selen và một số vitamin B.

Cá có hàm lượng sắt lớn, đặc biệt là cá ngừ. Trên thực tế, một khẩu phần cá ngừ đóng hộp nặng 85g chứa khoảng 1,4mg sắt, chiếm khoảng 8% lượng sắt cần cho cơ thể mỗi ngày.

Cá cũng chứa nhiều acid béo omega 3, một loại chất béo có lợi cho tim mạch. Đặc biệt, acid béo omega 3 đã được chứng minh là cải thiện não bộ, tăng cường khả năng miễn dịch và hỗ trợ tăng trưởng và giúp cơ thể khỏe mạnh. Cá cũng chứa một số chất dinh dưỡng thiết yếu khác, bao gồm niacin, selen và vitamin B12. Ngoài cá ngừ thì cá tuyết chấm đen, cá thu và cá mòi cũng giàu chất sắt bạn nên bổ sung vào chế đọ ăn uống hàng này.

Rau bina

Rau bina cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại rất ít calo. Trong khoảng 100g rau bina sống chứa 2,7mg sắt. Rau bina cũng rất giàu vitamin C. Điều này rất quan trọng vì vitamin C làm tăng đáng kể sự hấp thụ sắt. Rau bina còn rất giàu chất chống oxy hóa gọi là carotenoid, có thể làm giảm nguy cơ ung thư, giảm viêm và bảo vệ đôi mắt của bạn.

Hạt bí ngô

Hạt bí ngô giàu sắt giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Hạt bí ngô là một món ăn nhẹ lành mạnh và ngon miệng. Trong 28g hạt bí ngô chứa 2,5mg sắt, chiếm 14% lượng sắt cần cho cơ thể mỗi ngày. Ngoài ra, hạt bí ngô là một nguồn cung cấp vitamin K, kẽm và mangan. Đây cũng là một trong những nguồn cung cấp magie tốt mà cơ thể bạn cần bổ sung.

Bông cải xanh

Trong 156g bông cải xanh chứa 1mg sắt, chiếm 6% lượng sắt cần cho cơ thể mỗi ngày. Loại rau xanh này còn cung cấp vitamin C, giúp cơ thể bạn hấp thụ chất sắt tốt hơn. Ngoài ra, bông cải xanh cũng có hàm lượng folate cao và cung cấp lượng chất xơ, vitamin K cho cơ thể. Cũng như các loại rau họ cải khác, bông cải xanh chứa indole, sulforaphane và glucosinolate, đây là những hợp chất có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư.

 Đậu phụ

Đậu phụ là một loại thực phẩm làm từ đậu nành. 126gram đậu phụ cung cấp 3,4 mg sắt, chiếm 19% lượng sắt cần cho cơ thể mỗi ngày. Đậu phụ cũng là một nguồn cung cấp vitamin B1 và một số khoáng chất bao gồm: calci, magie và selen.

Đậu phụ chứa các hợp chất độc đáo gọi là isoflavone, nhằm hỗ trợ việc cải thiện độ nhạy insulin, giảm nguy cơ bệnh tim và giảm các triệu chứng mãn kinh.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Thực phẩm chữa bệnh thiếu máu.

Nguyễn An H+ (Theo Heathline) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 05/07/2025

    Những câu hỏi thường gặp về nước kiềm

    Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.

  • 05/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

Xem thêm