Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 cách rèn luyện não bộ để có giấc ngủ ngon hơn

Bên chế độ ăn uống và tập thể dục, giấc ngủ là một trong ba yếu tố quan trọng để có một cuộc sống khỏe mạnh và lâu hơn. Có nhiều cách để tăng chất lượng giấc ngủ của bạn rất dễ thực hiện.

Hơn 1/3 người trưởng thành tại Mỹ chia sẻ họ thường xuyên không ngủ đủ giấc. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ đánh giá tình trạng thiếu ngủ như một "dịch bệnh sức khỏe cộng đồng", trong khi Hiệp hội Giấc ngủ thế giới cho rằng đây là một vấn đề toàn cầu, đe dọa sức khỏe và chất lượng cuộc sống của 45% dân số thế giới.

Tuy nhiên, thiếu ngủ không nhất thiết được xem là một vấn đề sức khỏe kinh niên. Cũng giống như bạn học được cách rửa tay thường xuyên hay đeo khẩu trang như một phần của cuộc sống thời đại dịch, bạn cũng có thể học cách ngủ ngon hơn mỗi đêm, mà theo các chuyên gia là "vệ sinh giấc ngủ". Đây là cụm từ mà các chuyên gia về giấc ngủ hay sử dụng để nói về những cách bạn có thể huấn luyện bộ não để nhận biết thời gian đi vào giấc ngủ và duy trì giấc ngủ ngon sau đó.

Bên cạnh chế độ ăn uống và tập luyện, giấc ngủ là một trong ba yếu tố quan trọng để có một cuộc sống khỏe mạnh và lâu hơn. Rất nhiều cách dễ dàng để bạn tăng cường chất lượng giấc ngủ và dưới đây là 8 phương pháp hàng đầu để "vệ sinh giấc ngủ":

Một chiếc giường thoải mái

Một trong những biện pháp đầu tiên là cải thiện môi trường ngủ của bạn. Giai đoạn REM (hay còn gọi là giai đoạn ngủ lơ mơ) là giai đoạn mà giấc ngủ dễ bị gián đoạn. Vì vậy hãy cố gắng tạo cho mình một chiếc giường thoải mái và mọi phụ kiện từ nệm, chăn đến gối đều không được quá nóng. Khoa học đã chứng minh, chúng ta sẽ ngủ ngon hơn trong điều kiện nhiệt độ mát (khoảng 15 đến 20 độ C).

Tạo thói quen

Hãy tạo cho mình một thói quen tốt trước khi đi ngủ như tắm nước ấm hoặc tắm vòi sen, đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng. Bạn cũng có thể thử hít thở sâu, tập yoga, thiền hoặc các động tác kéo giãn nhẹ nhàng. Ngoài ra, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ khuyến khích bạn nên đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần hay ngày nghỉ.

Tắt đèn

Sự tiết hormone ngủ melatomin bắt đầu vào lúc trời tối. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cơ thể sẽ làm chậm hoặc ngừng sản xuất melatonin nếu tiếp xúc với ánh sáng. Vì vậy hãy loại bỏ mọi ánh sáng, kể cả ánh sáng xanh từ điện thoại thông minh hay máy tính xách tay đang sạc của bạn. Nếu căn phòng của bạn không đủ tối, hãy cân nhắc sử dụng các tấm chắn sáng hoặc mặt nạ che mắt.

Còn nếu bạn thích đọc sách trước khi ngủ? Theo các chuyên gia, đây là một thói quen tốt, chỉ cần bạn đọc trong ánh sáng vừa đủ và phải là sách truyện giấy, chứ không phải là máy tính bảng hay thiết bị đọc sách điện tử. Bởi bất kỳ nguồn ánh sáng phổ, đèn LED nào cũng có thể ngăn chặn nồng độ melatonin hơn nữa.

Giảm âm thanh

Nếu bạn sống trong môi trường đô thị ồn ào, thì tiếng ồn trắng hoặc tiếng quạt máy trong phòng ngủ có thể giúp át đi mọi tiếng động bất ngờ có thể khiến bạn giật mình tỉnh giấc.

Tránh xa các loại đồ uống chứa caffein vào cuối ngày

Nên tránh xa những loại nước uống chứa caffeine ít nhất 6 giờ trước giờ đi ngủ bình thường của bạn và theo một số chuyên gia là nên tránh trước 3 giờ chiều. Và bạn cũng nên nhớ rằng caffeine không chỉ có trong cà phê, mà còn có trong một số loại trừ và nước ngọt hay socola.

Nói "Không" với đồng uống có cồn

Đừng bao giờ nghĩ rằng rượu có thể giúp xoa dịu thần kinh hay giúp bạn dễ ngủ. Rượu có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ,  nhưng nó sẽ khiến bạn chìm trong giấc ngủ. Cơ thể bạn cần trải qua cả 3 giai đoạn của giấc ngủ: ngủ nhẹ, trạng thái REM (ngủ lơ mơ) và ngủ sâu để tự sửa chữa và phục hồi hoàn toàn.

Tránh thức ăn nặng hoặc cay

Thức ăn nặng và cay có thể khiến bạn bị ợ chua hoặc các vấn đề tiêu hóa khác, vì thế ảnh hưởng đến khả năng ngủ của bạn. Đối với đường, các nghiên cứu cho thấy nó có liên quan đến không ngủ không yên, bị xáo trộn và có thể ảnh hưởng đến các hormone kiểm soát cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Giấc ngủ quốc gia Mỹ, một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ vẫn "có thể chấp nhận được", nhất là một số ít các loại hạt, một vài quả anh đào (chưa nhiều melatonin), một quả chuối (có chứa kali và magie làm giãn cơ) và những loại trà đã khử caffeine như hoa cúc, gừng hay bạc hà.

Tạo quy tắc phòng ngủ chỉ để ngủ và nghỉ ngơi

Điều cuối cùng và không kém phần quan trọng là hãy tạo quy tắc giường chỉ dành để ngủ và nghỉ ngơi. Việc bạn làm việc hoặc chơi với lũ trẻ trên giường sẽ khiến cho bộ não của bạn không coi phòng ngủ là nơi để ngủ.

Ngủ không đủ giấc có liên quan đến việc thiếu ham muốn tình dục, tăng cân, cao huyết áp, suy giảm hệ miễn dịch, hoang tưởng, thay đổi tâm trạng, trầm cảm và nguy cơ cao mắc một số bệnh ung thư, sa sút trí tuệ, tiểu đường, đột quỵ và bệnh tim mạch. Nhưng không chỉ thế, ngủ ít hơn mức bạn cần thường xuyên có thể tăng gấp đôi nguy cơ tử vong.

Ngủ bao lâu là đủ?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, trẻ sơ sinh cần ngủ từ 12 đến 18h giờ, trẻ mới biết đi từ 11 đến 14 giờ và trẻ mẫu giáu từ 10 đến 13 giờ mỗi ngày, bao gồm cả giấc ngủ ngắn. Trẻ em ở độ tuổi đi học cần ngủ 9 đến 12 giờ mỗi đêm và thanh thiếu niên vẫn cần 8 đến 18 giờ.

Người lớn cần ngủ ít nhất ít nhất 7 giờ mỗi đêm. Dù bạn làm gì đừng để mình bị thiếu ngủ. Nếu bạn thử những mẹo này  mà vẫn không thể thư giãn hay giấc ngủ của bạn không được cải thiện, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Những phương pháp giúp ngủ nhanh chỉ trong 10, 60 hoặc 120 giây!

Theo giadinh.net.vn
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm