Tùy cơ địa, cơ thể phải mất từ 2 đến 10 tiếng để chuyển hóa caffeine. Nếu nạp vào quá nhiều caffeine, một số người sẽ hưng phấn quá mức, số khác lại bồn chồn, lo âu. Hiện tượng này khiến bạn khó có thể tập trung vào học tập.
Nếu thường xuyên thức khuya ôn bài, bạn nên thử nghiệm với nhiều nguồn caffeine tự nhiên như trà, cà phê để điều chỉnh liều lượng. Lượng caffeine thích hợp sẽ giúp bạn ở trạng thái tỉnh táo, minh mẫn nhất mà không gây tăng nhịp tim, bồn chồn hay kích thích.
Thời điểm nạp caffeine cũng quyết định hiệu quả năng suất và không gây mất ngủ cho bạn. Bạn không nên uống cà phê trong vòng 6 giờ trước khi đi ngủ và không nên để bụng đói khi uống trà, cà phê.
Trong quá trình ôn thi, sĩ tử cần cân nhắc lựa chọn đồ uống chứa caffeine tốt cho sức khỏe. Cà phê và trà không chỉ chứa nhiều chất chống oxy hóa mà còn chứa nhiều hợp chất tốt cho sức khỏe và trí não.
Nếu cà phê làm bạn run chân tay, bạn có thể uống trà xanh. Hợp chất L-theanine và epigallocatechin gallate (EGCG) trong trà xanh tác động đến sóng não, đưa bạn vào trạng thái tập trung một cách thoải mái và tự nhiên nhất.
Nước có ga và nước tăng lực chứa caffeine không phải đồ uống tốt cho những ngày thức đêm ôn bài. Những thức uống này chứa rất nhiều chất tạo ngọt và caffeine được tổng hợp từ hóa chất. Lượng đường và caffeine trong những đồ uống này có thể gây ra hiện tượng tăng động, bồn chồn và nguy hiểm hơn là ngộ độc.
Do đó, sĩ tử nên tránh xa các loại nước ngọt và đồ uống có cồn trong thời gian ôn thi. Đường có liên quan đến suy giảm trí nhớ và giảm khả năng tập trung. Về lâu dài, đường gây ra nhiều rối loạn về thần kinh cũng như chứng lo âu và trầm cảm.
Nếu có ý định "cai" đường trước kỳ thi, bạn nên cắt giảm từ từ vì đường là một chất dễ gây nghiện. Thiếu đường sẽ khiến bạn đau đầu và mệt mỏi, hiện tượng bạn không muốn xảy ra trong thời gian ôn thi nước rút.
Tham khảo thông tin tịa bài viết: Caffeine trong thai kỳ