Bác sỹ Đỗ Kim Anh, Khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ, Đại học Y Hà Nội, cho biết tia UV luôn hiện hữu xung quanh, chiếu vào các mặt phẳng vật chất như kính, gương, mặt nước, mặt đường nhựa... rồi phản xạ ánh sáng và tác động tới da. Ánh nắng có thể xuyên qua các lớp cửa kính, lớp rèm, ảnh hưởng cho da dù ở mức độ nhẹ nhàng hơn so với tiếp xúc trực tiếp. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi... nhiều hơn trong thời gian giãn cách tại nhà do dịch bệnh cũng ảnh hưởng da.
"Do đó, bạn vẫn cần chăm sóc da kỹ dù làm việc tại nhà. Mọi vùng da trên cơ thể đều cần bảo vệ, nhất là da mặt", bác sỹ nói.
Bí quyết đầu tiên là thoa kem chống nắng để chăm sóc, bảo vệ da tốt hơn, ngăn ngừa các vấn đề da liễu và quá trình lão hóa da. Bạn nên bôi trực tiếp kem chống nắng lên da mặt. Nếu trước đó bôi dưỡng ẩm, phải để kem dưỡng ẩm có thời gian hấp thu vào trong da mới bôi kem chống nắng lên. Lựa chọn loại kem phù hợp vùng da, loại da (da nhờn, da khô, da nhạy cảm...). Bôi trước khi ra nắng ít nhất 20 phút. Nếu có điều kiện, bạn có thể kem chống nắng cho cả vùng tay chân, thân thể.
Các vùng da khác cũng cần được bảo vệ để giảm tình trạng lão hóa, chảy xệ, nếp nhăn nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Trong thời gian giãn cách, bạn có nhiều thời gian để chăm sóc da, cần "thực hiện đầy đủ các bước gồm làm sạch và tẩy tế bào chết, kem dưỡng da toàn thân, sử dụng kem chống nắng và ăn uống khoa học", bác sỹTạ Quốc Hưng, khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, nói.
Theo bác sỹ, quá trình chăm sóc da nên diễn ra mọi lúc trong ngày, tùy theo từng thời điểm mà sự chăm sóc có khác nhau. Buổi sáng cần đảm bảo dưỡng ẩm và chống nắng những vùng da phơi bày ra ánh sáng (cổ, ngực, tay...). Chọn lựa các sản phẩm dưỡng ẩm tùy thuộc cho loại da. Với da khô, nên chọn loại kem có chứa nhiều ẩm. Da dầu hoặc hỗn hợp thì nên dùng các loại kem không dầu (oil-free) để vừa dưỡng ẩm vừa không gây tiết dầu thừa trên da, dễ nổi mụn.
Đến cuối ngày, bạn nên làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn. Làm sạch da nhẹ nhàng, không sử dụng các sản phẩm hoặc tay chà xát mạnh lên da sẽ khiến da bị kích ứng. Tẩy tế bào chết cho da 1 - 2 lần mỗi tuần.
Trước khi đi ngủ, bạn có thể đắp mặt nạ và dưỡng ẩm cho da toàn thân. Nên chọn kem dưỡng da có thành phần chứa chất làm ẩm liên kết với nước như glycerine, axit hyaluronic hoặc chứa mineral oil để khóa ẩm cho da, ngăn ngừa da bị mất nước. Thoa kem dưỡng ẩm theo hình xoắn ốc nhẹ nhàng để da hấp thụ dưỡng chất.
Lưu ý, chăm sóc kỹ vùng da cổ vì đây là vùng rất nhanh lão hóa, dễ xuất hiện nếp nhăn và chảy xệ. Phần khuỷu tay thường sậm màu, dễ khô và bong tróc hơn nên cần dùng nhiều kem dưỡng. Hạn chế chống khuỷu tay trực tiếp xuống bàn. Chăm sóc thêm phần đầu gối, giảm tình trạng thâm đen, nhiều nếp nhăn do co giãn.
Hạn chế tiếp xúc tay, chân với các loại hóa chất tẩy rửa như xà phòng giặt đồ, nước rửa chén, chất tẩy quần áo, nước lau sàn... Thường xuyên đánh gót chân giảm tình trạng nứt nẻ, bong tróc.
Duy trì thói quen uống nhiều nước, giảm tình trạng khô da, lão hóa, mất đàn hồi và xuất hiện nếp nhăn. Tránh dùng cà phê, nước uống có gas hay chứa cồn.
Nếu thuộc da khô, bạn nên ăn mỗi ngày ăn một trái bơ, bổ sung dầu oliu hoặc dầu dừa vào món ăn để làn da được cung cấp thêm độ ẩm tự nhiên từ bên trong. Da bị xỉn màu thì bổ sung vitamin C giúp da săn chắc, làm mờ các vết nám và tăng cường các loại rau củ như cần tây, dưa chuột, măng tây, cà rốt... Da lão hóa, bổ sung các chất chống oxy hóa tự nhiên từ vitamin E, hạt hướng dương, bông cải xanh, quả bơ, rau bina, đu đủ...
Chế độ ghỉ ngơi sinh hoạt khoa học, tránh thức khuya, luyện tập thể thao thường xuyên để làn da sáng, khỏe mạnh.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Tại sao mùa hè vẫn cần dưỡng ẩm cho da?
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.