Vitamin E thường được sử dụng nhiều trong các loại kem dưỡng ẩm
Vitamin E là một vitamin tan trong chất béo. Do đó, dưỡng chất này có thể được cơ thể hấp thụ tốt nhất khi bạn bổ sung chúng cùng chất béo. Theo chuyên gia dinh dưỡng Amy Gonzalez (người Mỹ): “Vitamin E cũng có thể được lưu trữ trong cơ thể, chủ yếu trong các mô mỡ và gan”.
Vitamin E chủ yếu tham gia vào các quá trình trao đổi chất như duy trì tín hiệu giữa các tế bào, cân bằng hormone và biểu hiện gene. Đây cũng là vitamin tan trong chất béo phổ biến nhất trong da, đóng vai trò duy trì sức khỏe của da.
Dưới đây là 5 lợi ích chăm sóc da của vitamin E chị em phụ nữ không nên bỏ qua:
Hỗ trợ collagen từ trong ra ngoài
Bổ sung đủ vitamin E sẽ giúp làn da khỏe mạnh từ bên trong. Theo đó, vitamin E có thể chống lại quá trình tạo ra các liên kết ngang nối giữa các sợi collagen. Đây là quá trình có thể dẫn tới lão hóa da vì các liên kết ngang khiến da trở nên khô, cứng, dễ bị tổn thương hơn.
Vitamin E cũng giúp duy trì lớp “hàng rào” bảo vệ da, bảo vệ cơ thể khỏi các chất gây kích ứng, dị ứng, ngăn ngừa tình trạng mất nước quá mức.
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho biết, vitamin E cũng là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp chống lại tổn thương do stress oxy hóa (như tình trạng viêm, lão hóa da) bằng cách ổn định các gốc tự do trong cơ thể.
Ngăn ngừa tổn thương da do ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời
Tiếp xúc nhiều với tia UV trong ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân chính gây hình thành gốc tự do trong da. Điều này có thể dẫn đến các tổn thương da như tăng sắc tố da, khiến da trở nên mẩn đỏ, thay đổi cấu trúc da. Thường xuyên tiếp xúc với tia UV trong ánh mặt trời cũng có thể làm suy giảm collagen, gây lão hóa sớm.
Khi được thoa trên da, đặc tính chống oxy hóa, chống viêm mạnh mẽ của vitamin E có thể bảo vệ da khỏi các tác động từ ánh mặt trời. Do đó, bạn có thể tìm mua các loại kem chống nắng có vitamin E trong thành phần.
Kiểm soát tình trạng viêm da
Viêm da có liên quan trực tiếp tới tình trạng stress oxy hóa. Theo đó, stress oxy hóa có thể kích hoạt quá trình viêm trong cơ thể. Tuy nhiên, vitamin E có thể giúp giảm viêm từ cả bên trong và bên ngoài da.
Cụ thể, nhiều chuyên gia cho rằng sử dụng vitamin E có thể kiểm soát các dấu hiệu viêm như mẩn đỏ và sưng tấy. Nguyên nhân là bởi vitamin E có thể làm giảm sản sinh các chất trung gian gây viêm như prostaglandin và interleukin.
Dưỡng ẩm cho da
Vitamin E thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da vì khả năng dưỡng ẩm mạnh mẽ. Trên thực tế, bạn có thể tìm thấy vitamin E trong phần lớn các sản phẩm chăm sóc da, từ kem dưỡng da ban đêm đến mặt nạ dưỡng da.
Vitamin E có thể mang lại nhiều lợi ích cho làn da khô, căng tức. Các nhà khoa học cho rằng, khả năng dưỡng ẩm của vitamin E có thể là do chúng được tích tụ trong lipid tại lớp ngoài cùng của da, hoặc được tích trữ trong các tuyến bã nhờn trên da.
Giúp thúc đẩy phục hồi vết thương
Nhiều chuyên gia cho rằng, thoa vitamin E trên da có thể giúp tăng tốc độ hồi phục vết thương. Vitamin E có thể giúp giảm ngứa, giảm nguy cơ hình thành sẹo sau phẫu thuật, sẹo do mụn trứng cá. Nguyên nhân có thể là do vitamin E có khả năng chống viêm, đồng thời tương tác với lipid trong màng tế bào.
Tại sao nên kết hợp dùng vitamin E và vitamin C khi chăm sóc da?
Với vitamin C. Theo đó, bộ đôi này có thể chống oxy hóa mạnh mẽ làm giảm tác hại do tia UV hiệu quả hơn so với khi sử dụng đơn lẻ.
Vitamin C có thể giúp tái tạo vitamin E sau khi loại bỏ các gốc tự do. Trong khi đó, vitamin E có thể giúp ổn định vitamin C và đảm bảo chúng không bị suy giảm nhanh chóng.
Lưu ý khi dùng vitamin E để chăm sóc da
Bên cạnh việc dùng các sản phẩm chăm sóc da có chứa vitamin E để bảo vệ da từ bên ngoài, bạn có thể bổ sung vitamin E trong các thực phẩm như hạnh nhân, hạt hướng dương, rau chân vịt, bông cải xanh… hoặc từ các loại thực phẩm chức năng để chăm sóc da từ bên trong. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý không bổ sung quá 400IU vitamin E/ngày để tránh các tác dụng không mong muốn như buồn nôn, tiêu chảy…
Với người có da nhạy cảm, sử dụng vitamin E trên da có thể gây ra tình trạng viêm da tiếp xúc, nổi mề đay. Do đó, bạn nên thử thoa sản phẩm chăm sóc da mới lên mu bàn tay trước khi dùng trực tiếp lên mặt.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Các dạng vitamin E khác mà bạn cần biết
Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.
Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.
Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!
Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.
Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.
Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.
Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.