Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nắng gắt trên 40 độ, bác sĩ da liễu chỉ cách chống nắng cho da ai cũng cần biết

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Thường - Giám đốc BV Da liễu Trung ương, nhiều bệnh nhân tới viện khám trong tình trạng tổn thương da, chia sẻ với bác sĩ sáng nào trước khi ra khỏi nhà cũng bôi kem chống nắng nhưng họ chỉ bôi một lần duy nhất dùng cho cả ngày. Điều này là sai lầm...

Chống nắng, chống tia UV để bảo vệ da

PGS.TS Nguyễn Văn Thường khuyến cáo người dân nên ưu tiên áo chống nắng, mũ rộng vành. Đây là biện pháp chống nắng cơ học hiệu quả, rẻ tiền mà ai cũng làm được. Theo đó, khi đi ra ngoài trời nắng, hãy mặc áo dài tay, đeo khẩu trang, đội mũ rộng vành, đeo kính râm. Điều này sẽ góp phần ngăn cản sự tác động của tia cực tím UV tới làn da.

Dùng kem chống nắng đúng cáchHiện nay các loại kem chống nắng được dùng rất phổ biến. Nhưng phần lớn mọi người dùng sai cách nên việc dùng kem chống nắng chỉ mang lại cảm giác… yên tâm, còn chưa thực sự phát huy hiệu quả.

PGS. Thường cho hay, nhiều bệnh nhân tới viện khám trong tình trạng tổn thương da, chia sẻ với bác sĩ sáng nào trước khi ra khỏi nhà cũng bôi kem chống nắng nhưng họ chỉ bôi một lần duy nhất đó dùng cho cả ngày. Đây là điều sai lầm vì theo lý thuyết, 1 SPF bảo vệ da khỏi tia cực tím trong trong 10 phút. Sử dụng kem có SPF 15 sẽ bảo vệ được da trong 150 phút (2, 5 giờ đồng hồ), SPF 50 là 500 phút.

Tuy nhiên điều này chỉ để ước tính cơ bản nhất, mà thời gian bảo vệ còn phụ thuộc loại da, cường độ ánh sáng mặt trời, lượng kem sử dụng vậy nên nó ít có ý nghĩa để giúp bạn xác định thời gian tiếp xúc ánh sáng. Vì thế, các chuyên gia da liễu khuyến cáo, cần thiết cứ 2 – 3 tiếng bạn cần bôi lại kem chống nắng một lần dù bạn đang dùng loại có chỉ số chống nắng cao.

Bên cạnh đó, cần bôi kem chống nắng đủ liều. Mọi người thường bôi lớp quá mỏng nên tác dụng giảm đi rất nhiều. Nguyên tắc dùng kem chống nắng, bạn phải dùng đủ liều, đúng với tuýp da.

Nếu bôi kem chống nắng không đủ lượng cần thiết thì tác dụng chống nắng giảm đi rất nhiều. Ví dụ nếu chỉ dùng được ½ lượng cần thiết của kem chống nắng SPF 30 thì SPF giảm tới 5 – 6 lần. Vì vậy, để chống nắng hiệu quả, bôi đủ lượng kem là vô cùng quan trọng để đạt được tác dụng tối ưu. Lượng kem chống nắng đủ theo FDA khuyến cáo là: 2mg/cm2.

nang-gat-tren-40-do-bac-si-da-lieu-chi-cach-chong-nang-cho-da-ai-cung-can-biet-1

Để bôi kem chống nắng cả mặt, trung bình cần khoảng 1,2 gram, cho cơ thể là 25-30 gram. Con số này tương đương với 1/3 thìa cà phê kem/sữa cho mặt, và khoảng một chén rượu vodka cho toàn thân - chuyên gia khuyến cáo.

Và hãy nhớ, cần bôi kem chống nắng 30 phút trước khi đi ra ngoài. Đừng đợi đến sát giờ ra ngoài mới bôi kem chống nắng. “Bôi kem chống nắng cần thực hiện hàng ngày, như một thói quen. Kể cả trời nhiều mây, tia UV vẫn làm hại da bạn. Vì thế, hãy dùng kem chống nắng hàng ngày, chứ không chỉ dành riêng cho ngày nắng để bảo vệ làn da”, PGS Thường khuyến cáo.

Tránh đi ra đường giờ tia cực tím mạnh nhất: Theo các chuyên gia, thời gian từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều là thời điểm nắng cao điểm nhất, ánh nắng mặt trời chứa rất nhiều tia cực tím.

Do đó, bạn nên hoặc hạn chế làm việc, đi lại ngoài trời trong khoảng thời gian này. Trong trường hợp bắt buộc phải đi ra ngoài, hay làm việc ngoài trời trong thời gian này hãy nhớ bôi kem chống nắng, mặc áo dài tay, mũ rộng vành, kính râm để ngăn ngừa tác hại của tia UV.

5 lưu ý để bôi kem chống nắng hiệu quả

- Các bác sĩ da liễu cho biết, bôi kem chống nắng đều đặn chính là bí quyết để giữ gìn và duy trì làn da trẻ lâu. Do đó, hàng ngày bạn đều phải bôi kem chống nắng.

- Bôi 2mg sản phẩm cho mỗi một centimet vuông da là con số tiêu chuẩn do các chuyên gia da liễu đưa ra. Nghĩa là để bôi cả mặt, trung bình cần khoảng 1,2 gram, cho cơ thể là 25-30 gram. Con số này tương đương với 1/3 thìa cà phê kem/sữa cho mặt, và khoảng một chén rượu vodka cho toàn thân.

- Với kem chống nắng dạng xịt thì cần xịt qua xịt lại sao cho trên da được trải 4 lớp kem.

- Khi bôi kem chống nắng, bạn cần kết hợp cả tán và vỗ. Nếu kem chống nắng quá dày, bạn có thể chia thành 2 hoặc 3 lượt bôi.

- Nếu bạn hoạt động liên tục ngoài nắng hoặc khi đổ mồ hôi nhiều, bạn cần bôi lại kem sau mỗi 2-3 tiếng.

Theo dự báo, đợt nắng nóng diện rộng ở các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ có thể kéo dài đến ngày 22/4, nhiều nơi trên 40 độ C; riêng khu Tây Bắc, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ, các tỉnh trung và Nam Trung Bộ nắng nóng có thể kéo dài hơn. Còn tại TP Hồ Chí Minh những ngày qua chỉ số tia cực tím luôn ở mức gây hại, có thể gây bỏng da trong khoảng thời gian 25 phút. Ngoài ra tiếp xúc với tia cực tím UV có nguy cơ sạm da, nám da, ung thư da...

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mức UV 8-10, thời gian gây bỏng cho da là 25 phút. Đặc biệt, ánh nắng mặt trời mạnh và có hại nhất vào lúc 10-16h. Chỉ số tia UV từ 3 là bắt đầu gây tổn thương da.

Ngoài ra, nắng nóng có tác động và gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao. Do vậy, người dân cần hạn chế tham gia giao thông, lao động ngoài trời vào thời điểm từ 11 giờ đến 16 giờ hàng ngày đồng thời cần bổ sung đủ nước uống và chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
 
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 khu vực bạn nên thoa kem chống nắng
Dương Hải - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm