Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mọi điều bạn cần biết về kem chống nắng đã được giải đáp

Cách triệt để nhất để tránh tác hại của mặt trời lên da bạn là gì? Tránh xa ánh nắng mặt trời. Nhưng trốn tránh mặt trời là một cách tồi tệ để tiêu tốn một ngày, nhất là khi ánh nắng mặt trời góp phần cải thiện cảm xúc.

Vậy, thứ tốt nhất chúng ta có để và bảo vệ bề mặt da và những lớp bên dưới là gì? Câu trả lời là: KEM CHỐNG NẮNG.

Dưới đây là những vấn đề về kem chống nắng mà mọi người thường thắc mắc.Từ chỉ số SPF tới những loại da, đây là tất cả những câu hỏi về kem chống nắng đã được giải đáp.

Chúng ta nên chú ý tới SPF như thế nào?

SPF là gì?

SPF (sun protection factor) thể hiện cần lượng năng lượng mặt trời là bao nhiêu để gây cháy nắng khi bạn dùng kem chống nắng so với khi không dùng. Kem chống nắng với SPF 30, khi được dùng đúng như hướng dẫn, ngăn cản 97% tia UVB tới da trong khi đó SPF 50 chặn 98%. Cần nhớ rằng chỉ số SPF cao hơn nghĩa là bảo vệ tốt hơn, nhưng không phải là khả năng bảo vệ kéo dài hơn loại có chỉ số thấp nên bạn vẫn cần bôi lại với một tần xuất tương tự.

Thực ra, không có loại kem chống nắng nào có hiệu quả 100 phần trăm chống lại cháy nắng và tổn thương da. Kem chống nắng chỉ có thể làm tăng thời gian bạn có thể ở ngoài trời. Và thời gian ở ngoài trời liên quan ở một mức độ nào đó tới SPF.

Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng SPF 100, khi so sánh với SPF 50, tạo ra sự khác biệt đáng kể trong việc bảo vệ làn da của bạn. Để bảo vệ da chống lại ánh nắng mặt trời, bạn cần SPF 30 trở lên. Tuy nhiên, kem chống nắng có chỉ số SPF cao hơn thường gây dính hơn, vì thế mọi người thường không muốn dùng nó hàng ngày.

Tóm lại: SPF 30 là mức tối thiểu được khuyên dùng, nhưng càng cao càng tốt.

Bảo vệ khỏi UVA và UVB như thế nào?

Mặt trời phát ra những loại tia sáng khác nhau, hai trong số đó là căn nguyên gây tổn thương da: tia cực tím A (UVA) và tia cực tím B (UVB). Tia UVB có bước sóng ngắn hơn và không thể xuyên qua kính, nhưng lại là tia gây cháy nắng. Tia UVA có thể đi qua kính, có tác dụng ngấm ngầm hơn vì nó tác động lên lớp da ở dưới bề mặt kể cả khi bạn không thấy bỏng rát. Đó là lý do tại sao bạn nên sử dụng kem chống nắng ghi “phổ rộng” hoặc ”bảo vệ khỏi UVA/UVB”.

Kem chống nắng từ những nước khác nhau có những thành phần chống nắng khác nhau. Chỉ số PA đo khả năng bảo vệ khỏi tia UVA với các mức độ từ “+” tới “++++”. Hệ thống định mức PA được tạo ra và sử dụng ở Nhật Bản.

Thường thì hai thành phần tạo nên lớp bảo vệ khỏi UVA là avobenzone và kẽm oxid, vì thế chắc chắn rằng kem chống nắng bạn đang sử dụng nên có một trong hai thành phần này.

Tóm lại: Cả UVB và UVA đều gây ung thư da và các dấu hiệu lão hóa, vì thế luôn chọn loại kem chống nắng phổ rộng với chỉ số SPF 30 hoặc cao hơn.

Sự khác biệt giữa kem chống nắng vật lý và hóa học là gì?

Bạn sẽ nghe nói đến khái niệm kem chống nắng vật lý (hoặc khoáng) và hóa học. Những khái niệm này ám chỉ thành phần được sử dụng.

Vì kẽm oxid và titan dioxid về cơ bản là chất hóa học nên sẽ đúng hơn nếu gọi kem chống nắng vật lý là “vô cơ” và hóa học là “hữu cơ”. Sự khác biêjt trong cách hoạt động của hai loại này chỉ khác nhau 5 đến 10% khi mà cả hai đều hấp thụ tia UV.

Kem chống năng vật lý (vô cơ)

Chỉ có hai thành phần kem chống nắng vô cơ được FDA chứng nhận là kẽm oxid và titan oxid. Trước đây người ta cho rằng kem chống nắng vô cơ tạo một hàng rào bảo vệ trên bề mặt da giúp phản chiếu tia UV. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy kem chống nắng vô cơ thực ra bảo vệ da bằng cách hấp thụ 95% tia sáng.

Loại kem chống nắng vật lý điển hình giúp bảo vệ làn da trắng, trừ khi bạn dung loại nhuộm màu hoặc loại dùng công nghệ nano để phá vỡ các mẩu nhỏ. Thêm vào đó, trong khi kem chống nắng vật lý được dán nhãn “tự nhiên”, đa số thì không đúng như mật và cần dùng các chất tổng hợp để có thể dễ dàng bôi lên da.

Kem chống nắng hóa học (hữu cơ)

Tất cả những thành phần tác dụng mà không phải kem và titan đều được xếp vào thành thành kem chống nắng hóa học. Kem chống nắng hóa học được hấp thụ vào da thay vì tạo ra lớp rào chắn trên về mặt. Những thành phần tác dụng này gây phản ứng hóa học làm chuyển đổi tia UV thành nhiệt nên nó không thể làm hại đến da. Khuyến khích bệnh nhân dùng bất kỳ loại nào họ muốn nhưng cần chú ý rằng khi chọn loại kem chống nắng vật lý thuần túy, cần xem loại có nồng độ kẽm oxid ít nhất 10% để có được sự bảo vệ phổ rộng.

Tôi nên dùng kem chống nắng thường xuyên tới mức nào?

Dù có ra ngoài vào buổi chiều hay không, và dù mùa đông hay mùa hè, bạn cũng nên bôi đủ lượng kem chống nắng.  Nếu đang ở ngoài biển cả ngày với gia đình-khoảng 6 giờ dưới ánh nắng mặt trời- mỗi người cần ít nhất 85g kem chống nắng. Nếu không xuống nước, hãy mặc áo, đội mũ và ngồi trong bóng râm.

Những người có màu da sẫm dễ dàng bị bắt nắng nên phải bôi nhiều kem chống nắng hơn. Màu da không quyết định đến lượng kem chống nắng cần phải dùng và tất cả mọi người, dù cho bất cứ màu da nào, đều cần một lượng đủ để được bảo vệ đầy đủ.

Liệu có cần bôi kem nếu ở nhà cả ngày?

Dù  không ra ngoài nhưng bạn vẫn tiếp xúc với tia UV qua cửa sổ hoặc mỗi khi ló mặt ra ngoài. Nghiên cứu chỉ ra rằng dùng kem chống nắng hàng ngày giúp giảm đáng kể nguy cơ ung thư da và lão hóa da (xác định bởi những nếp nhăn, da sẫm màu và những chấm đen).

Hãy nhớ bôi lại kem chống nắng mỗi hai giờ một lần khi bạn ở ngoài trời vì kem sẽ trôi dần đi. Nên bôi kem trước 20 phút để phát huy tác dụng trước khi ra ngoài. Kem chống nắng có oxid kẽm có thể cần một lượng nhỏ hơn.

Liệu có sự khác biệt nào giữa kem chống nắng cho mặt và cho cơ thể

Sự khác biệt thực tế duy nhất giữa hai loại chỉ là kích cỡ chai được bán. Bạn không cần mua riêng kem chống nắng cho mặt nếu không muốn. Do mặt nhạy cảm hơn nhiều những phần khác của cơ thể, nhiều người chọn loại nhẹ nhàng, không nhờn, chế tạo trực tiếp cho mặt, đặc biệt là để dùng hàng ngày. Chúng ít gây bít lỗ chân lông hay kích ứng da.

Bạn nên tránh dùng loại dạng xịt trên mặt vì không an toàn khi hít phải. Nếu bạn đang vội, xịt vào tay và bôi lên mặt. Kem chống nắng loại dính là một sự thay thế tuyệt vời và dễ dùng với vùng da nhạy cảm quanh mắt

Trẻ em và trẻ sơ sinh có nên dùng loại kem chống nắng khác với người lớn?

Với trẻ em và trẻ sơ sinh, cũng như với những người có làn da nhạy cảm, chuyên gia da liễu khuyên dùng kem chống nắng vật lý vì chúng ít gây mẩn đỏ và phản ứng dị ứng. Vì rất khó để những trẻ lớn hơn một chút chịu ngồi yên bôi kem chống nắng, loại xịt có thể giúp việc này trở nên dễ dàng hơn. Có thể xịt liên tục cho tới khi da trơn láng để chắc chắn rằng đã dùng đủ lượng.

Liệu có nên lo lắng về những thành phần độc hại trong kem chống nắng?

Tất cả những chuyên gia da liễu đều nhấn mạnh rằng những thành phần tác dụng trong kem chống nắng đều đã được kiểm tra nghiêm ngặt bởi FDA. Tuy vậy, vì những chất hóa học được hấp thu dễ gây kích ứng da hơn nên nếu bạn có những tình trạng ở da như eczema, hoặc dễ bị dị ứng thì chỉ nên dùng kẽm oxid hay titan dioxid. Chất tạo mùi cũng gây kích ứng cho nhiều người, vì vậy kem chống nắng vật lý không mùi ít gây dị ứng là lựa chọn lý tưởng.

Liệu kem chống nắng  phá hủy rặng san hô?

Vào tháng 5 năm 2018, một số thành phần trong kem chống nắng hữu cơ chẳng hạn như oxybenzone và octinoxate, được các nhà khoa học tin rằng có liên quan đến sự phá hủy  những rặng san hô đại dương. Nghiên cứu gần đây gợi ý rằng những hạt nano có trong một số loại kem chống nắng cũng là tác nhân gây hại cho rặng san hô. Tóm lại, sẽ là lý tưởng nếu bạn lựa chọn loại kem chống nắng không chứa oxybenzone và octinoxate hoặc các hạt nano. Tuy nhiên không phải tất cả kem chống nắng khoáng đều ghi rõ ràng.

Oxybenzone là một thành phần liên quan tới rối loạn hormon. Tuy nhiên, một tài liệu vào năm 2017 chỉ ra rằng phải dùng liên tục 277 năm mới gây rối loạn hormon. Những nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng những hạt nano an toàn với người và không đi sâu vào da.

 Làm sao để chọn đúng kem chống nắng cho loại da của mình?

Có hàng trăm sự lựa chọn. Bạn có thể bắt đầu với những thứ cơ bản: chọn loại phổ rộng và SPF ít nhất 30. Sau đó lựa chọn theo những yếu tố quan trọng với bạn như là tình trạng da.

Nếu da bạn

  • Khô: chọn loại chứa chất dưỡng ẩm và tránh loại xịt vì chúng thường chứa cồn gây khô da.
  • Tối màu: mọi loại kem chống nắng hóa học đều có tác dụng vì chúng được thiết kế để trôi sạch hoàn toàn mà không để lại màu trắng. Nếu bạn thích loại vật lý, tìm loại có đánh dấu “sheer”
  • Dễ bị mụn: tránh dùng loại kem vì chúng thường có dầu và kết cấu nặng  để tránh bị bít lỗ chân lông.
  • Da nhiều dầu: Da dầu không nhất thiết là dễ bị mụn, nhưng hãy dùng loại nhẹ, khô nhanh. Loại này thường chứa cồn.
  • Nhạy cảm: Chỉ dùng loại vật lý và chắng chắng rằng loại bạn mua không cồn và không mùi.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bạn cần kem chống nắng có chỉ số SPF bao nhiêu?

CTY Huy Quang - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm