Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Kem chống nắng dùng thế nào cho hiệu quả?

Mùa hè đã đến mang theo ánh nắng chói chang. Ai cũng biết ánh nắng mặt trời là một phần của sự sống, là nguồn năng lượng tự nhiên vô cùng quý giá nhưng cũng là tác nhân gây phá huỷ làn da. Dùng kem chống nắng để bảo vệ da là điều mà bác sĩ da liễu khuyến cao, nhưng dùng kem chống nắng thế nào cho hiệu quả?

Kem chống nắng dùng thế nào cho hiệu quả?

Ánh nắng mặt trời là nguyên nhân gây ung thư da hàng đầu tại các nước như Australia, New Zealand...

kem-chong-nang-dung-the-nao-hieu-qua

Ở Việt Nam, ung thư da cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể trong số các bệnh về da. Với điều kiện đời sống kinh tế phát triển, người dân đã có ý thức giữ gìn và bảo vệ làn da của mình bằng cách sử dụng các loại kem chống nắng. Kem chống nắng là loại kem có chứa các thành phần hoá chất hoặc vật chất có khả năng ngăn chặn, hấp phụ hoặc phát tán ánh sáng mặt trời làm giảm tác hại của ánh nắng lên da. Có thể xem kem chống nắng vừa như một loại mỹ phẩm, lại vừa như một loại thuốc bôi tại chỗ. Chính vì vậy cần phải lưu ý khi dùng kem chống nắng để đạt hiệu quả cao nhất mà lại không bị tác dụng phụ hoặc mất tác dụng.

Có các loại kem chống nắng nào?

Kem chống nắng lý học: là loại kem chống nắng có tác dụng như một tấm lá chắn ngăn ngừa, phản xạ, phát tán các tia sáng mặt trời không cho chúng ảnh hưởng đến da. Các loại oxid của titan, kẽm đều là chất bảo vệ da, chống nắng lý học.

Kem chống nắng hoá học: là loại kem có chứa các thành phần hoá học có khả năng hấp phụ hoặc chuyển hoá ánh sáng do các phản ứng hoá học. Loại này thường ít có tác dụng chống nắng bằng các chất chống nắng lý học. Trên thực tế, người ta thường kết hợp 2 loại trên để làm ra một loại kem chống nắng hiệu quả cao.

boi-kem-chong-nang

Bôi kem chống nắng đủ lượng mới có hiệu quả

Kem chống nắng bôi bao nhiêu là đủ?

Tuỳ loại kem chống nắng có SPF cao hay thấp mà bôi lượng kem cho đủ mới có hiệu quả chống nắng. Với loại có SPF từ 15 trở lên, với diện tích một khuôn mặt thì cần bôi 1 lượng kem khoảng 2,5gr là đủ. Cách khác là ước lượng khoảng 1 đầu ngón tay trỏ đầy kem sẽ đủ cho cả mặt. Nếu bôi không đủ lượng kem chống nắng thì hiệu quả chống nắng sẽ kém, thời gian chống nắng sẽ ngắn.

Khi nào cần bôi kem chống nắng?

Dùng kem chống nắng trước khi đi ra nắng khoảng 15 phút. Cần dùng kem chống nắng ở những người có làn da mỏng, sáng màu, dễ bắt nắng. Những người bị bệnh da như: bệnh da nhạy cảm ánh sáng, bệnh hệ thống (như luput đỏ hệ thống, bệnh chất tạo keo...), những bệnh nhân đang dùng các loại thuốc nhạy cảm với ánh sáng (ví dụ như: doxycyclin, tetracyclin...) thì có thể dùng kem chống nắng để bảo vệ. Tất cả mọi người đều có thể sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da của mình.

Tác dụng phụ của kem chống nắng

Kem chống nắng ít có tác dụng phụ nhưng cũng có thể xảy ra các biểu hiện sau: Viêm da tiếp xúc: các thành phần của kem chống nắng có thể gây viêm da tiếp xúc dị ứng. Vì vậy khi dùng kem chống nắng lần đầu tiên nên bôi thử một lượng nhỏ vào vùng mặt trong cẳng tay, chờ đến ngày hôm sau nếu không có biểu hiện ngứa, nổi mẩn đỏ thì có thể dùng được.

Sạm da: một số loại kem không phù hợp với da của bạn có thể làm sạm da. Tuy nhiên, tác dụng phụ này rất hiếm gặp.

SPF là gì?

SPF là 3 chữ cái viết tắt của từ tiếng Anh: Sun Protection Factor (yếu tố chống nắng). Các loại kem chống nắng khác nhau sẽ có chỉ số SPF khác nhau. Các loại kem chống nắng thường có SPF khoảng 15. SPF càng cao thì càng có khả năng bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời nhiều hơn. Hiện nay trên thị trường có loại kem chống nắng với SPF 81. Tuy nhiên trong thực tế cũng không cần thiết phải sử dụng kem chống nắng có SPF cao đến thế. Thường chỉ cần dùng loại có SPF từ 15 - 30 nhưng đúng cách là được.

Khi dùng kem chống nắng cần tránh

Tránh nước: Khi dùng kem chống nắng mà lại tắm thì hiệu quả chống nắng sẽ giảm đi rất nhiều, thường là giảm một nửa tác dụng. Vì vậy sau khi tắm cần bôi lại kem chống nắng thì mới đạt hiệu quả như mong muốn; Tránh bôi vào niêm mạc: một số loại kem chống nắng có thể gây kích ứng nếu dính vào vùng niêm mạc như mắt, miệng... Vì vậy nên tránh không bôi kem chống nắng vào các vùng này; Tránh vận động thể lực nhiều: khi vận động thể lực nhiều, mồ hôi sẽ tiết ra làm trôi kem chống nắng; Không nên dùng kem chống nắng kết hợp với bôi các loại thuốc ngoài da khác. Đôi khi dùng chung các thuốc này có thể xảy ra hiện tượng tương tác thuốc gây ảnh hưởng tới da của bạn, thậm chí gây kích ứng, dị ứng.

Không nên quá ỷ lại vào kem chống nắng: Mặc dù kem chống nắng rất có hiệu quả khi dùng đúng cách, tuy nhiên chúng ta cũng không nên quá ỷ lại vào việc mình đã dùng kem chống nắng. Ngoài việc sử dụng kem chống nắng, bạn nên dùng các phương pháp bảo vệ đơn giản nhưng rất hiệu quả như đội mũ, mặc quần áo dài, che mặt khi đi ra ngoài trời nắng gắt, đặc biệt tránh đi vào khoảng thời gian từ 10 – 15h. Để có làn da trắng luôn tươi trẻ và không bị tàn nhang, rám nắng, hãy bảo vệ làn da của bạn khỏi sự tổn hại bởi ánh nắng mặt trời.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách sử dụng kem chống nắng hiệu quả

ThS. Vũ Tuấn Anh - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm